Vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Bố mẹ nên làm gì khi bé gồng mình, khóc đêm?

Trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình, giật mình khi ngủ khiến những bạn lần đầu làm bố, làm mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Không biết đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ hay là biểu hiện của bệnh lý? Vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Và có nguy hiểm gì cho con của bạn hay không? Đừng quá lo lắng, bố mẹ hãy bỏ ra 5 phút cùng GenZ Làm Mẹ tham khảo những thông tin dưới đây để tìm được câu trả lời thỏa đáng, việc chăm sóc con trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn!

 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình, thức giấc khi ngủ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình, thức giấc khi ngủ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích, vặn mình ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phản xạ sinh lý bình thường của các bé. Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh, vỏ não. thể vân chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ của bé hoạt động mạnh hơn. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ hay gồng người, rướn mình, đặc biệt vào lúc ngủ để tập thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh có thể an tâm sức khỏe của con vẫn đang phát triển rất tốt. 

 

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng vặn mình khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần phải xác định đúng lý do để có hướng xử lý cho phù hợp.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý

  • Nơi nằm ngủ không thoải mái, đệm quá cứng
  • Nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Ngủ sai tư thế, gối đầu quá cao
  • Bé bị đói
  • Quần áo mặc quá chật, tã và bỉm bị ướt

Nguyên nhân vặn mình khó ngủ ở trẻ do bệnh lý

  • Các bệnh ngoài da
  • Do côn trùng cắn
  • Thiếu vitamin D
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề

>> Dấu hiệu nhận biết trẻ gồng mình do bệnh lý là bé có các biểu hiện như đổ mồ hôi trộm, nôn ói, lên cân chậm, trẻ hay khóc đêm, nấc,...  

Trẻ sơ sinh hay vặn mình có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Trẻ sơ sinh hay vặn mình có nguy hiểm không còn phù thuộc rất nhiều vào nguyên nhân khiến trẻ gồng, rướn mình khi ngủ. 

 

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, nếu trẻ sơ sinh hay rướn người nhưng nguyên nhân do sinh lý thì bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, chỉ cần một số mẹo nhỏ và sau một thời gian ngắn thì bé yêu của bạn sẽ không còn xảy ra hiện tượng này nữa.

 

Còn đối với trường hợp vặn mình ở trẻ sơ sinh do bệnh lý thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân là gì mà bố mẹ sẽ có hướng xử lý cho phù hợp. 

 

Ở phần cuối của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ về những việc nên làm của bố mẹ khi con trẻ thường xuyên uốn éo, gồng mình khi ngủ. Đừng bỏ qua nhé!

Vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Đối với các trường hợp thông thường, hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bé từ vài tuần đến 2 tháng tuổi và sẽ hết khi bé ở tháng thứ 4. 

 

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng mỗi bé mà tần suất và mức độ gồng, rướn mình sẽ khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con trẻ. Nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường thì cần có phương án xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe bé yêu tốt nhất.

Bố mẹ nên làm gì khi con thường xuyên vặn mình?

bố mẹ nên làm gì khi con thường xuyên vặn mình

Đối với trẻ sơ sinh hay rướn người do bệnh lý

Vặn mình ở trẻ sơ sinh do bệnh lý đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con nhỏ nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. 

 

Vậy nên, trong những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con nhỏ đến các trung tâm ý tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời. Không nên tự ý áp dụng bất kỳ cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh nào vì có thể khiến tình trạng không những không được cải thiện, mà còn tiến triển nặng hơn. 

Đối với trẻ vặn mình khi ngủ do sinh lý 

Với trường hợp trẻ hay gồng mình, uốn éo khi ngủ do sinh khi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

 

Tắm nắng cho bé thường xuyên

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh cũng cực kỳ quan trọng. Thường xuyên cho trẻ phơi nắng giúp quá trình tự tổng hợp vitamin D qua da diễn ra tốt hơn. Từ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn được tình trạng ốm vặt ở trẻ. 

 

>> Xem thêm: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bảo vệ sức khỏe của bé!

 

Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ phù hợp

Nhiệt độ trong phòng ngủ của con không phù hợp cũng gây ra tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, hay vặn mình và quấy khóc. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng nên lưu tâm đến vấn đề này, đảm bảo nhiệt độ mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh để bé yêu có thể ngủ ngon giấc.

 

Đừng làm ồn, gây ra tiếng động lớn khi bé đang ngủ

Bé sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy bố mẹ nên đảm bảo không gian yên tĩnh để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nếu quá ồn ào rất dễ gây kích động cho bé, từ đó tình trạng vặn rướn mình và quấy khóc rất dễ xảy ra. 

 

Thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho bé trước khi đi ngủ

Tã, bỉm hay quần áo quá chật rất dễ khiến con trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng trẻ phải gồng mình, rướn người để cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp này, mẹo giúp bé hết vặn mình là thay quần áo rộng rãi nhưng vẫn đủ ấm, tã và bỉm thấm hút tốt giúp em ngủ ngon hơn, không bị thức giấc giữa đêm.

 

Nhẹ nhàng xoa dịu trẻ sơ sinh bị uốn éo khi ngủ

Nếu con đang ngủ mà giật mình dậy, gồng rướn người và quấy khóc, bạn nên ôm bé vào lòng và vỗ về, nói chuyện cùng để bé thấy thoải mái và an toàn. Sau đó hát và ru con ngủ. 

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé

Có rất nhiều trường hợp vặn mình ở trẻ sơ sinh cho thiếu canxi. Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho con. Đồng thời, với những bé được nuôi bằng sữa mẹ thì các mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bản thân, từ đó cung cấp dưỡng chất cho bé qua nguồn sữa mẹ. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ,...

 

>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng giúp bé thông minh, phát triển toàn diện!

 

Cha mẹ hãy để ý đến cảm xúc của trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến có trẻ sơ sinh hay rướn người, gồng mình khi ngủ, chẳng hạn như bé sốt, đói, tã ướt, ngứa ngáy do bụi bẩn ở nơi nằm ngủ,... Bố mẹ nên để ý xem con gặp tình trạng nào, từ đó có hướng xử lý phù hợp. 

 

Kiểm tra làn da của bé thường xuyên

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình cũng có thể đến từ việc làn da của bé có vấn đề. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra tình trạng da của con xem có hiện tượng gì bất thường, viêm loét hay nổi mẩn đỏ hay không. Nếu có thì cần đưa bé đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

 

Kết luận: Việc vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân mà bé gặp phải. Nếu bố mẹ phát hiện vấn đề kịp thời và có cách chữa trị phù hợp thì chắc chắn tình trạng rướn người, gồng mình và quấy khóc ở bé sẽ nhanh chóng biến mất. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về tình trạng này, từ đó biết cách xử lý phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
2022 tmtco. All rights reserved