Vặn mình ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và mẹo chữa trị

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh khiến không ít bậc phụ huynh mới sinh con đầu lòng cảm thấy lo lắng. Khi con gặp tình trạng này, nhiều bố mẹ cảm thấy bối rối và không biết phải làm gì. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, bố mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân trẻ gồng mình để có phương pháp xử lý cho phù hợp. Bài viết dưới đây GenZ Làm Mẹ sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh nguyên nhân và mẹo chữa vặn mình ở trẻ. Hy vọng những kinh nghiệm này có thể giải quyết vấn đề của bạn, cùng tìm hiểu nhé! 

 

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?

Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì?

Văn mình ở trẻ sơ sinh là một tình trạng không hiếm gặp, hay xuất hiện ở lứa tuổi từ 2 - 4 tháng. Biểu hiện là bé thường xuyên gồng người, khuôn mặt ửng đỏ kéo dài trong vài phút. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bé đang thức, hoặc kể cả khi đang chìm trong giấc ngủ. 

 

Một lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình là: Bé chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ. Các tế bào thần kinh, vỏ não và thể vân chưa phát triển hoàn thiện nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích, dẫn đến tình trạng vặn mình, rướn người và múa vờn.

 

Để biết cần phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị vặn mình, bố mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân vặn mình ở trẻ sơ sinh là gì, từ đó có phương pháp chăm sóc bé phù hợp. Vậy nguyên nhân trẻ vặn mình là gì? Có những loại vặn mình nào ở bé? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Có những loại vặn mình ở trẻ sơ sinh nào?

Có những loại vặn mình ở trẻ sơ sinh nào?

Vặn mình ở trẻ sơ sinh do sinh lý

Với những bé vặn mình do sinh lý thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khoảng 2 - 3 tháng và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Một số lý do dẫn đến trẻ sơ sinh bị vặn mình do sinh lý:

  • Trẻ đi tiểu nhiều làm bỉm, tã bị ướt, dẫn đến bé không thoải mái.
  • Nhiệt độ trong phòng không phù hợp làm cho bé cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phản ứng thông thường của bé khi rặn tiểu hoặc đại tiện.
  • Vặn mình sinh lý ở trẻ sơ sinh do bé bị đói.
  • Bé mặc quần áo quá chật hoặc bị quấn khăn chặn làm bé khó chịu, gây ra hiện tượng rướn người.
  • Nơi nằm ngủ của bé không phù hợp, có thể do gối đầu quá cao, tư thế nằm không thoải mái, đệm quá cứng hoặc ánh sáng làm chói mắt, tiếng ồn xung quanh.

Vặn mình ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Khác với hiện tượng vặn mình do sinh lý, nếu trẻ sơ sinh bị vặn mình do bệnh lý thì bố mẹ cần nhận biết và chăm sóc con trẻ cho phù hợp. Nếu không, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của các bé. 

 

Một số biểu hiện giúp bố mẹ nhận biết tình trạng vặn mình bất thường của con là:

  • Bé ra mồ hôi trộm
  • Thường xuyên quấy khóc
  • Nôn, ọc sữa
  • Nấc
  • Lên cân chậm

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh do bệnh lý:

  • Thiếu canxi, vitamin D
  • Hệ tiêu hóa kém
  • Các bệnh ngoài da như côn trùng cắn

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Kiểm tra nhiệt độ phòng ở của trẻ

Bố mẹ cần giữ nhiệt độ trong không gian phòng ở của bé thích hợp. Tránh để căn phòng quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi giấc ngủ không sâu, bé thường quấy khóc và có hiện tượng vặn mình khi ngủ. 

 

Thay tã bỉm khô sạch, êm ái, quần áo rộng thoải mái

Bỉm tã và quần áo mặc trên người bé cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Khi có hiện tượng trẻ sơ sinh bị vặn mình, bố mẹ nên kiểm tra bỉm tã của con. Nên chọn những loại tã thấm hút tốt giúp bé cảm thấy thoải mái. Đồng thời, quần áo không nên bó chặt nhưng vẫn phải giữ đủ ấm. Ngoài ra, vệ sinh giường ngủ, chăn nệm thường xuyên để trẻ không bị ngứa ngáy khó chịu.

 

Xoa dịu để trẻ thấy thoải mái không vặn mình

Khi thấy trẻ sơ sinh bị vặn mình, bố mẹ có thể ôm con vào lòng âu yếm, vuốt ve để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, nếu bé vẫn còn đang thức khi nên trò chuyện cùng các bé, tạo cảm giác an toàn và được che chở. 

 

Tắm nắng cho bé thường xuyên

Trong một số trường hợp thì tắm nắng chính là cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Tắm nắng cho bé đúng cách với tần suất phù hợp giúp bổ sung vitamin D và canxi, tăng cường sức khỏe, giúp con phát triển toàn diện.

 

Mẹ không nên kiêng kiêng cữ quá mức

Đối với những trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ, nếu kiêng cữ quá mức thì hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ không đủ cho bé. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu canxi như cá ngừ, cá hồi, cá thu,... Đây là mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh bị thiếu chất. 

 

Quan sát tình trạng của con

Vặn, rướn mình là mình hiện tượng sinh khá rất bình thường. Điều này giúp bé giãn cơ và khớp khi nằm quá lâu. Trong trường hợp này, bố mẹ không cần lo lắng tìm cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh làm gì. 

 

Còn nếu con có những biểu hiện khác như mệt, đói, khó chịu,... thì bố mẹ để ý đến cảm xúc của bạn để tìm cách khắc phục kịp thời.

 

Kiểm tra làn da của bé thường xuyên

Rất nhiều trường hợp da bé có vấn đề mà bố mẹ không biết, dẫn đến con cảm thấy khó chịu và thường xuyên vặn mình. Trong trường hợp này, các phụ huynh nên kiểm tra thử toàn thân của bé xem có điểm gì bất thường, có viêm loét, bị đỏ hay nổi mẩn không để kịp thời xử lý.

Lưu ý quan trọng khi chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình

Lưu ý quan trọng khi chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình

Không sử dụng các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh lạ

Có rất nhiều bố mẹ do không tìm hiểu kỹ về tình trạng của con trẻ và áp dụng các cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh không phù hợp. Lúc đó, chẳng những tình trạng của bé không được giải quyết, mà còn mang lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy cho nên, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, đặc biệt đối với những trường hợp vặn mình ở trẻ sơ sinh cho bệnh lý, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở ý tế chuyên khoa để được tư vấn, khám chữa bệnh và điều trị đúng cách.

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay khi cần

Nếu trẻ có các biểu hiện sau đây thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp các bác sĩ ngay lập tức để lên phác đồ điều trị cho đúng.

  • Rối loạn thần kinh bẩm sinh, các dây thần kinh của bé bị tổn thương.
  • Trẻ bị hạ canxi trong máu. Trường hợp này bé sẽ có các biểu hiện như ngủ không yên giấc, hay giật mình, chậm lên cân, rụng tóc, nông mửa, nấc, đổ mồ hôi trộm,...
  • Trẻ sơ sinh bị vặn mình và kèm theo khó thở cũng là tình trạng cần đặc biệt lưu ý. Đây có thể là hiểu hiện của chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính, thường diễn ra khi bé ngủ sâu hoặc trong trạng thái buồn ngủ.

Ngoài ra còn rất nhiều biểu hiện bất thường khác. Tuyệt đối không tự điều trị bằng bất cứ phương pháp nào. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có những biểu hiện này để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

 

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Vặn mình ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và mẹo chữa trị”. Hy vọng với bài viết này, bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị vặn mình và tìm được cách xử lý khi con trẻ rơi vào trường hợp này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved