Danh sách 14 điều cần chuẩn bị trước khi đi sinh cho mẹ bầu tháng cuối đầy đủ, chi tiết nhất

Sau 7 - 8 tháng mang thai và cẩn thận thì giai đoạn những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu vẫn còn nhiều nỗi lo. Đặc biệt lo lắng về những gì cần chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh? 

Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu danh sách 14 điều cần chuẩn bị trước khi đi sinh cho mẹ bầu tháng cuối đầy đủ, chi tiết nhất trong bài viết bên dưới.

Xây dựng kế hoạch sinh con

Xây dựng kế hoạch sinh con

Xây dựng kế hoạch sinh con thế nào, ở đâu, bác sĩ nào là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm

Mỗi hành trình chuyển dạ của mẹ bầu là không giống nhau, có địa mỗi người mỗi khác, nhu cầu và kế hoạch sinh sản cũng vậy. Tuy nhiên, trên thực tế mọi vấn đề đều diễn ra trong mô tuýp và đặc điểm chung trong việc xây dựng kế hoạch sinh con.

Mẹ cần xác định rõ và trả lời cho những câu hỏi chuẩn bị trước khi đi sinh như: sinh con ở bệnh viện nào, chọn bác sĩ nào đỡ đẻ, ai sẽ theo cùng mình vào phòng sanh, cần chuẩn bị đồ dùng những gì, cách chăm bản thân và em bé hậu sản ra sao…

Lập kế hoạch sinh con càng chi tiết, cụ thể sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong những ngày vượt cạn sắp tới thành công.

Tham gia các lớp học tiền sản để học hỏi kinh nghiệm

Tại các lớp học tiền sản ba mẹ sẽ được gặp gỡ và tiếp xúc với các chuyên gia sản khoa đầu ngành, gặp gỡ các ông bố bà mẹ khác để chia sẻ thông tin quan trọng như: Lịch thăm khám những tháng cuối, dinh dưỡng thai kỳ cho mẹ bầu, các vấn đề liên quan đến chuyển dạ và sinh nở chi tiết, cách bồng trẻ sơ sinh - tắm và chăm sóc con yêu thế nào.

Bên cạnh đó, tham gia các lớp học chuẩn bị trước khi đi sinh mẹ bầu có thể chia sẻ với các bác sĩ về những vấn đề trong quá trình mang thai. Nghe câu chuyện của các bà mẹ khác để có cái nhìn thoải mái hơn, cách giải quyết khúc mắc hiệu quả. Từ đó giúp mẹ học hỏi thêm những kinh nghiệm hữu ích và tự tin hơn trong tháng cuối cùng.

Quyết định chọn sinh thường hay sinh mổ

Nếu ngày xưa y học chưa phát triển đa số mẹ bầu khi chuyển dạ sẽ sinh thường, phương pháp này vừa có lợi nhưng vừa có hại. 

Sinh thường giúp mẹ bầu khỏe, con khỏe và quá trình phục hồi sau sinh cũng nhanh chóng. Tuy nhiên những trường hợp ngôi thai ngược, bánh nhau quấn cổ bé… thì sinh thường sẽ rất nguy hiểm cho mẹ và con.

Ngày nay y học tiên tiến hơn những trường hợp đặc biệt mẹ đã có thể chọn phương pháp sinh mổ an toàn cho mẹ và bé. Những trường hợp mẹ nên chọn sinh mổ là: chuyển dạ lâu nhưng chưa sinh thường được, âm đạo không nở hoặc nở quá ít, em bé đã quá vượt quá ngày dự sinh, bé lớn hơn nhiều so với tuổi thai, ngôi thai ngược, bánh nhau quấn cổ….

Kiểm soát cân nặng hợp lý

cân bằng số ký phù hợp để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi

Vào tháng cuối thai kỳ mẹ cần cân bằng số ký phù hợp để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi

Trong giai đoạn thai kỳ nếu mẹ tăng cân quá nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và em bé như: bệnh đái tháo đường thai kỳ, chứng tiền sản giật, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ…. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cân nặng phù hợp cho thai phụ như sau:

  • Chỉ số BMI < 18,5 => Mẹ bầu đang thiếu cân: cần tăng từ 13 – 18kg;
  • Chỉ số BMI từ 18,5 – 22,9 => Mẹ bầu có cân nặng trung bình: tăng từ 11 – 16kg;
  • Chỉ số BMI từ 23 – 29,9 => Mẹ bầu đang thừa cân: nên tăng từ 7 – 11kg;
  • Chỉ số BMI > 30 => Mẹ bầu thể trạng béo phì: chỉ nên tăng từ 5 – 9kg.

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối 

Luyện tập yoga - thể dục nhẹ nhàng

Khi đang mang thai, mẹ cũng đừng bỏ qua những bài tập giúp tăng cường thể lực như các động tác yoga cho bà bầu, thể dục nhẹ nhàng, vì quá trình sinh đẻ sẽ làm thai phụ tốn khá nhiều sức. Không chỉ thế, việc duy trì một thể lực khỏe mạnh - dẻo dai sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ tai biến của thai kỳ cũng như trong quá trình vượt cạn của mẹ bầu.

Đếm và kiểm tra cử động thai

Cử động thai (thường gọi là thai máy) là những lúc thai nhi đập, đẩy hay quay người khi người mẹ quan sát thấy trên thành bụng. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe và tăng trưởng tốt. Bình thường nếu thai nhi khoẻ thì bé sẽ cử động khoảng ≥ 4 lần/giờ.

Thông thường, cứ khoảng 2h sẽ có ≥ 7 cử động thai. Nếu ít hơn 7 cử động thai mỗi 2 giờ, bạn nên lắc bụng khi đang ngủ hoặc đổi tư thế và đo lại. Nếu chuẩn bị trước khi đi sinh bé yêu có cử động thai là  ≤ 10 trong 4 giờ, mẹ nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe thai nhi.

Chuẩn bị trước khi đi sinh tâm lý vững vàng

Đối với danh sách những việc cần chuẩn bị trước khi đi sinh thì tâm lý vững vàng là vô cùng quan trọng. Để trải qua giai đoạn này từ 8 – 10 giờ trong phòng sanh đòi hỏi mẹ cần có đầy đủ sức khoẻ và tâm lý. 

Khi ngày sinh càng cận kề, mẹ bầu càng cần chuẩn bị tinh thần để không sốc với những điều đang trải nghiệm. Nếu được, có thể học hỏi kinh nghiệm của mẹ đi trước về cơn gò đẻ, cách thức ứng phó và trải qua cơn đau thông qua các lớp học tiền thai sản, bạn bè người thân xung quanh đã từng trải.

Thực hiện các động tác Massage cho mẹ bầu

Thực hiện các động tác massage trước khi sinh để mẹ khỏe mạnh vượt cạn

Thực hiện các động tác massage trước khi sinh để mẹ khỏe mạnh vượt cạn

Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ cảm thấy cực kỳ khó chịu. Vừa áp lực tinh thần lẫn khó khăn về mặt thể chất. Vì vậy áp dụng những cách massage thích hợp là vô cùng cần thiết.

Theo đó, với kinh nghiệm trước khi đi sinh của những mẹ bầu mang thai là nên massage ở 5 vị trí bao gồm: massage mặt, massage chân, massage lưng, massage vai và massage bụng. Ở những khu vực này nếu được massage phù hợp đều đặn sẽ giúp mẹ bầu thoải mái, dễ chịu và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn dễ dàng hơn.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý:

  • Những mẹ bầu có tiền sử sinh non, bị rối loạn đông máu và một số bệnh lý khác (được bác sĩ khuyến cáo) thì bạn không nên massage, và đặc biệt là massage tại vùng bụng. Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác massage nào mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước nhé.
  • Không được massage cho mẹ bầu trong vòng 3 tháng đầu thai. Việc làm này dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
  • Không nên massage quá lâu hay quá nhiều lần trong cùng một ngày. Thời gian phù hợp nhất là 4 lần/ngày và mỗi lần không quá 5 phút.
  • Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng, không nên nhấn hay dùng lực quá nhiều.
  • Ngừng ngay việc massage nếu có những dấu hiệu khác thường như: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt hoặc với bất kỳ biểu hiện tâm lý không được dễ chịu nào của cơ thể mẹ nhé.

Chuẩn bị đồ dùng trước sinh

Chuẩn bị trước khi đi sinh là một trong nhiều việc làm cần thiết vào cuối thai kỳ. Việc chuẩn bị đầy đủ sẽ hỗ trợ cả bố lẫn mẹ kịp thời và chủ động khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ

Vậy, những vật dụng cần thiết chuẩn bị đồ đi sinh của ba mẹ và bé là gì? Mời ba mẹ tham khảo bảng liệt kê danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi đi sinh trong bảng bên dưới.

Chuẩn bị cho bé Chuẩn bị cho mẹ Chuẩn bị cho ba
  • Áo quần cho trẻ sơ sinh: khoảng 5 - 7 bộ.
  • Nón trùm đầu cho bé, vớ tay - vớ chân: 3 - 5 đôi mỗi loại.
  • Khăn giữ ấm: 2 - 3 chiếc khăn giữ ấm và quấn trẻ. Mẹ hãy chọn những loại khăn mềm, chất vải êm ái.
  • Khăn sữa: 10 - 20 cái.
  • Khăn tắm: 3 - 5 cái.
  • chăn nhỏ, gối nhỏ dành cho trẻ sơ sinh.
  • Tã lót - tã vải - tã giấy - miếng lót đệm chống thấm: 1 túi hoặc 15 - 30 cái.
  • Vật dụng vệ sinh cá nhân: Khăn ướt, khăn khô. nước muối sinh lý, tăm bông, dụng cụ rơ lưỡi, phấn rôm, kem chống hăm, bông y tế.
  • Máy hút sữa (trường hợp sữa mẹ chưa về dùng để kích thích, bình sữa, bình giữ nhiệt, dụng cụ rửa bình sữa…
  • Áo quần: Ngoài trang phục được bệnh viện cấp, mẹ cũng cần chuẩn bị thêm 1 - 2 bộ áo quần dự phòng mặc xuất viện.
  • Áo khoác, khăn cổ, tất chân, mũ trùm…để giữ ấm cơ thể.
  • Băng vệ sinh: 3 túi.
  • Miếng lót chống thấm - loại dùng cho bệnh nhân phẫu thuật: 5 miếng.
  • Quần lót giấy: 7 - 10 cái..
  • Vật dụng khác: Khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, bông gòn nhét tai, dung dịch vệ sinh phụ nữ, lược, bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng…
  • Giấy tờ nhập viện khi đi sinh: CMND - CCCD, thẻ BHYT, bản sao sổ hộ khẩu, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm thai kỳ.
  • Tiền mặt, thẻ ATM để thanh toán các khoản viện phí và phát sinh.
  • Điện thoại, sạc.
  • Vật dụng cá nhân: Khăn tắm, bàn chải - kem đánh răng, khăn lau mặt.
  • Gối nằm, 1 cái chăn nhỏ.
  • 1 Đôi giày hoặc dép thoải mái để có thể đi lại dễ dàng.

 

Tập hít thở đúng kỹ thuật trước khi sinh 

Việc tập hít thở đúng kỹ thuật sẽ giúp mẹ bầu luôn bình tĩnh và kiểm soát cơn đau mỗi khi cơn gò đến. Phương pháp này sẽ giúp mẹ bớt sử dụng thuốc giảm đau trong lúc chuyển dạ. Làm giảm sự lo lắng căng thẳng, lo lắng cũng như lấy hơi đều - sâu giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn.

Tìm hiểu kiến thức hậu sản chăm sóc mẹ và bé

Tìm hiểu kiến thức hậu sản chăm sóc mẹ và bé

Tìm hiểu cách chăm sóc bản thân sau sinh giúp mẹ sớm thích ứng với việc chào đón thiên thần

Sau hành trình vượt cạn, cách chăm sóc bà bầu sau sinh là điều sản phụ cùng người thân cần thiết phải biết nhằm chăm sóc mẹ được tốt nhất. Lúc này cơ thể mẹ gần như đã kiệt sức bởi các yếu tố của dinh dưỡng trong giai đoạn sinh nở.

Về chăm sóc mẹ: 

  • Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoại trừ vấn đề vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng là những dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt.
  • Theo dõi co thắt tử cung và sản dịch
  • Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày và nước tiểu có màu giống máu, mùi tanh nồng nặc sau chuyển thành hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hoàn toàn sau 4 tuần. Nếu mẹ băn khoăn không rõ sau đẻ bao lâu mới có kinh nguyệt lại thì câu trả lời với mẹ là sau khi hết sản dịch
  • Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn, Theo dõi đại, tiểu tiện, kiểm tra tuần hoàn, hô hấp, ăn uống dinh dưỡng

Về chăm sóc bé:

  • Vệ sinh mắt - mũi - miệng cho bé
  • Chăm sóc vùng rốn của bé
  • cho trẻ bú sớm nhất có thể
  • Đảm bảo cho con ngủ đủ giấc
  • Giữ ấm cho trẻ
  • Chăm sóc tay chân, thân thể con
  • Cách nói chuyện với con và vui chơi cùng trẻ nhẹ nhàng

Bên cạnh đó, chuẩn bị trước khi đi sinh mẹ cũng nên đọc các loại sách dinh dưỡng cho bà bầu nhằm cung cấp thêm kiến thức cho giai đoạn sinh nở và chăm sóc mẹ và bé sau sinh thế nào cho an toàn, sữa về nhiều, đầy đủ dưỡng chất.

Đặt tên cho con

Việc chọn tên cho con là niềm hạnh phúc mà bất kỳ người ba người mẹ nào cũng yêu thích. Hãy cùng gia đình mình thảo luận việc đặt tên em bé để gắn kết tình cảm của bạn và chồng, giữa vợ chồng bạn và nội ngoại 2 bên nhé. 

Thường xuyên thăm khám cuối thai kỳ

Thường xuyên thăm khám cuối thai kỳ

Thăm khám thường xuyên để bác sĩ đưa ra những dự đoán chính xác, kịp thời nhất

Cuối thai kỳ mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám để bác sĩ đưa ra những dự đoán chính xác, kịp thời nhất. Những dịch vụ mẹ nên chuẩn bị trước khi đi sinh là: siêu âm thai, kiểm tra nước tiểu, theo dõi nhịp tim thai, kiểm tra vùng khung xương chậu, kiểm tra số lần thai máy, theo dõi những cơn gò và những lần chuyển dạ…

Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín

Cuối cùng việc chọn bệnh viện tốt để sinh con đóng vai trò then chốt, góp phần vào thời khắc vượt cạn của mẹ bầu diễn ra suôn sẻ. Một bệnh viện uy tín, chu đáo sẽ có dịch vụ chăm sóc mẹ và trẻ sau sinh chu đáo hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ phụ sản mát tay, hệ thống thiết bị hiện đại cũng là tiêu chí hàng đầu mẹ cần quan tâm. Tại TPHCM mẹ có thể chọn các bệnh viện như: Từ Dũ, Hùng Vương, Mỹ Đức, Hạnh Phúc… còn ở Hà Nội mẹ có thể chọn: Phụ sản Trung ương, Bạch Mai, Phụ sản Hà Nội, Vinmec, Thu Cúc…

Kết

Trên đây là danh sách 14 điều mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi đi sinh. Có rất nhiều thứ ba mẹ cần làm trước khi chào đón thiên thần nhỏ chào đời, tuy nhiên đây cũng là sự trải nghiệm của hạnh phúc! Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công, mẹ khỏe bé ngoan!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
2022 tmtco. All rights reserved