Bảng cân nặng trẻ sinh non theo từng tháng để theo dõi sự tăng trưởng của con

Các bé sinh non luôn cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để có thể khỏe mạnh và theo kịp bạn bè đồng trang lứa. Theo dõi cân nặng trẻ sinh non chính là cách giúp các bậc phụ huynh nhận biết con mình có đang phát triển bình thường hay không. Dựa trên chỉ số này, bố mẹ sẽ biết nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào để phù hợp với con trẻ. 

 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trẻ sơ sinh thiếu tháng đạt cân nặng bao nhiêu là phát triển bình thường? Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu bảng cân nặng trẻ sinh non để biết bé nhà bạn có đang tăng trưởng đúng theo biểu đồ tăng trưởng chuẩn hay không nhé!

Trẻ sinh non phát triển như thế nào là bình thường?

Trẻ sinh non phát triển như thế nào là bình thường?

Trẻ sinh non phát triển bình thường là khi nuôi ở ngoài 1 tháng bằng 1 tháng trong bụng mẹ là đúng chuẩn. Đối với các bé tăng trưởng nhiều hơn mức này thì càng tốt. 

 

Ví dụ: Bé nhà bạn sinh non ở tháng thứ 8 (tức 32 tuần), thì sau 1 tháng nuôi ở ngoài, cân nặng chuẩn bé cần đạt được phải bằng thai nhi trong bụng mẹ từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9.

 

Đối với trường hợp cân nặng của bé chỉ đạt được ⅓ mức tiêu chuẩn thì bé có nguy cơ là chậm phát triển, lúc này bố mẹ cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non phù hợp hơn.

 

Các bé sinh non cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để phát triển đủ cân nặng trước khi cho xuất hiện. Thông thường các bé phải đạt đủ ít nhất 2kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấm, và cân nặng tiêu chuẩn mỗi ngày tăng thêm ít nhất là 5gram ở bé sinh cực non, 20 gram/ngày với các bé sinh rất non. Và các trường hợp thông thường khác thì theo đúng bảng cân nặng chuẩn, các bé cần tăng 15gram mỗi ngày.

Bảng cân nặng trẻ sinh non từ 0 đến 6 tháng tuổi

Bảng cân nặng của trẻ sinh non thường được so sánh với cân nặng tiêu chuẩn của các bé cùng tuổi, cùng giới tính để theo dõi mức độ phát triển của các bé, xem có gặp vấn đề gì hay không.

 

Tuy nhiên, thể trạng của mỗi bé sẽ không giống nhau. Bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu con vẫn đang tăng trưởng ổn định theo thời gian. Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của bé sơ sinh từ 0 đến 6 tháng bố mẹ có thể tham khảo:

 

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam 2018 theo WHO (từ 0-6 tháng tuổi, đơn vị kg)

 

Giải thích chỉ số:

  • Đơn vị sẽ được tính bằng kg.
  • SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn. 
  • Mức cân nặng chuẩn ký hiệu là M.
  • Dấu - là thiếu cân và dấu + là thừa cân.

Các bé có cân nặng giao động trong khoảng -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường. -2SD và +2SD là chỉ những bé có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân. -3SD và +3SD chỉ tình trạng các bé suy dinh dưỡng, béo phì. Tùy vào mức độ của bé mà bố mẹ có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng, hoặc thay đổi cho phù hợp hơn với trẻ.

Bí quyết chăm sóc trẻ sinh non để con phát triển toàn diện

Bí quyết chăm sóc trẻ sinh non để con phát triển toàn diện

Với các bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì bố mẹ cần làm gì? Nhiều phụ huynh khi thấy con của mình chưa phát triển đúng theo bảng cân nặng trẻ sinh non thì rất lo lắng, tìm kiếm mọi phương pháp giúp bé tăng trưởng nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp hay chế độ dinh dưỡng nào, bố mẹ cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước để phù hợp với thể trạng của con. Nếu không rất khó mang lại hiệu quả. 

 

Một số gợi ý giúp bố mẹ chăm sóc bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân về lại đúng cân nặng tiêu chuẩn:

Cho bé thiếu tháng bú nhiều sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ khi theo dõi cân nặng của trẻ sinh non mà rất bé có dấu hiệu nhẹ cân thì cần xem lại bé đã được uống sữa mẹ đầy đủ hay chưa. Các bé sinh non có hệ tiêu hóa còn rất yếu, vì vậy sữa mẹ chính là thực phẩm phù hợp nhất để con có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.

 

Trong quá trình cho con bú, một số bé sẽ có tình trạng trớ sữa, tuy nhiên, nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì không có vấn đề gì. Còn nếu bé phát triển chậm, nhẹ cân thì cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

 

Một số biểu hiện của việc bé bú đủ sữa là đại tiện mỗi ngày 3 - 4 lần, tiểu tiện từ 6 lần trở lên và có vẻ no nê sau mỗi cữ bú. Vào cuối tuần thứ 2 thì số lần đi ngoài sẽ giảm. Khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bé không chỉ phát triển theo đúng biểu đồ tăng trưởng của trẻ sinh non, mà trí não cũng được cải thiện đáng kể. 

Bổ sung cho bé nhiều sắt và vitamin

Các bé sinh thiếu tháng cần phải được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để tăng cường sức đề khác, hạn chế tình trạng ốm vặt. Tuy nhiên, không phải cứ cho con uống đại một loại vitamin nào đó đều được, mà tất cả phải phụ thuộc vào nhu cầu và thể trạng của bé. Tốt nhất là bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

 

Ngoài ra, tăng cường cho bé bú sữa mẹ và ăn các loại sữa cho trẻ sinh non phù hợp. Mẹ nên ăn nhiều thịt bò, gan để tăng thêm chất sắt, tăng chất lượng sữa mẹ cho con. Thông thường thì các mẹ nên bổ sung 1 lít sữa mỗi ngày, tăng cường vitamin D3 để tăng hấp thu canxi trong sữa (400 UI/ngày). Chất lượng sữa mẹ tốt sẽ giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Giữ vệ sinh cho bé sinh non

Giữ vệ sinh cho bé sinh non

Những bé sinh thiếu tháng vẫn cần chăm sóc và vệ sinh da thường xuyên. Khi cơ thể thoải mái, khỏe mạnh thì bé mới phát triển đúng theo các bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sinh non. Nhiều bố mẹ nghĩ con còn quá bé nên không tắm, tuy nhiên, việc này ảnh hưởng rất xấu vì có thể gây ra một số bệnh về da. 

 

Cho nên, bố mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ cho con, rửa mặt nước ấm hàng ngày. Nên tắm nhanh và lau khô con. Chú ý những khu vực dễ tích tụ bụi bẩn như dưới cằm, cổ,...

Chú ý không gian sống của bé

Không gian sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con. Môi trường sống cần sạch sẽ, thoáng mát. Nếu bé phải tiếp xúc với không gian sống bị ôi nhiễm trong một thời gian dài, các căn bệnh về đường hô hấp rất dễ xảy ra. Ngoài ra, không để bé tiếp xúc với những người thường xuyên hút thuốc lá, hoặc có các bệnh về đường hô hấp.

Luôn phải giữ ấm cơ thể cho con

Bé sinh non thì sức đề kháng yếu hơn các bé khác. Vì vậy, để con không gặp vấn đề gì, bố mẹ nên giữ cơ thể của con ổn định trong khoảng 37 độ C. Ở những khu vực có khí hậu lạnh, bạn nên đặt con ở phòng có nhiệt độ ổn định, đi tất, đội mũ và giữ ấm bụng, cổ cho các bé. Nếu để bé lạnh, nguy cơ rối loạn chuyển hóa, thiếu oxy hô hấp và xuất huyết não rất dễ xảy ra.

Theo dõi sức khỏe bé

Do sức đề kháng của các bé sinh non yếu hơn bình thường, cơ địa cũng nhạy cảm nên con của bạn rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Lúc này, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé. Nếu con có gặp bất cứ vấn đề gì trẻ sinh non bị vàng da, suy thận, thiếu máu, thị lực và thính lực không tốt thì nên được đưa đến các trung tâm y tế để bác sĩ có thể chẩn đoán và chữa bệnh kịp thời.

Massage cho bé thường xuyên

Bé nằm lâu một chỗ dễ xảy ra hiện tượng mỏi người, vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên massage cho bé, tránh tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc massage còn giúp cho bé nhanh cứng cáp, bộ máy hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó năng cao sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và thải độc tố qua da. 

 

>> Xem thêm: Bé sinh non mấy tháng được ăn dặm?

 

Trên đây là bảng cân nặng trẻ sinh non chuẩn và các bí quyết chăm sóc giúp con phát triển khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bố mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved