Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm để bé phát triển tốt nhất?

Nhiều bố mẹ có thắc mắc rằng không biết trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm. Có nên cho bé sinh non ăn dặm muộn hơn các bé đủ tháng hay không? Quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho các bé sinh non luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bố mẹ bỉm sữa, đặc biệt là giai đoạn trẻ sinh non ăn dặm. 

Để con có thể phát triển toàn diện, không bị thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa, các bậc cha mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây. Chỉ cần 5 phút, bố mẹ sẽ biết khi nào nên cho con ăn dặm, dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm và những lưu ý để bé có thể phát triển tốt nhất. Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu nhé!

Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?

Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?

Nếu bố mẹ cho các bé ăn dặm quá sớm, các vấn đề về đường tiêu hóa rất dễ xảy ra. Nguy cơ trẻ bị dị ứng cũng rất cao. Ngược lại, khi cho bé ăn dặm quá muộn thì cơ hội tiếp cận nhóm thức ăn mới bị bỏ lỡ, thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Vậy trẻ sinh non mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn dặm. Đối với những bé sinh non, vì một số lý do khác biệt về sức đề kháng nên thời điểm ăn dặm của bé sẽ thay đổi tùy vào thể trạng. Nếu bé của bạn vẫn phát triển khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì có thể tập cho bé ăn dặm khi ở tháng thứ 6. Còn đối với những bé chưa thực sự sẵn sàng thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định thời điểm thích hợp cho trẻ sinh non ăn dặm. 

Dấu hiệu trẻ sinh non có thể bắt đầu ăn dặm

6 tháng tuổi chỉ là một con số để bố mẹ tham khảo mà thôi. Trên thực tế thì chúng ta cần theo dõi sự phát triển của bé, khi thời điểm “chín mùi” thì mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm: 

  • Bé chủ động há miệng khi bạn đưa thìa thức ăn gần đến miệng bé.
  • Bé hay đưa đồ chơi, đồ vật xung quanh lên miệng.
  • Cổ của bé cứng, có thể giữ đầu thẳng mà bạn chỉ cần hỗ trợ một lực nhẹ.
  • Khi ngồi vào bàn ăn, trẻ nhai và nuốt thức ăn không sợ bị sặc.

Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm sẽ phụ thuộc vào việc bé có những biểu hiện trên sớm hay muộn. Bố mẹ chỉ cần để ý những hành động của con nhỏ là có thể dễ dàng xác định thời điểm phù hợp.

Bố mẹ tập cho trẻ sinh non ăn dặm như thế nào?

Bố mẹ tập cho trẻ sinh non ăn dặm như thế nào?

Khi sẵn sàng tập ăn dặm, trẻ thường có khuynh hướng thích xem và tò mò khi người khác ăn. Việc cần làm lúc này là bố mẹ nên cho bé ngồi cùng bàn với mọi người trong gia đình. Cho bé ngồi vào một cái ghế thẳng và đặt ở một vị trí mà bé dễ dàng nhìn và lấy được đồ ăn. Điều này sẽ giúp cho bạn và bé giao tiếp trực diện với nhau. 

Bố mẹ có thể dùng một cái thìa nhỏ bằng nhựa để đặt thức ăn vào miệng bé. Ban đầu chỉ nên từ 1 đến 2 thìa. Trong một số trường hợp bé sẽ phun đồ ăn ngay khi cho vào miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng hết sức bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng, cũng như là ép con phải ăn hết. Nếu chưa chịu ăn thì bạn có thể tập lại cho bé vào những sau tiếp theo. 

Ngoài ra, việc cho bé chơi với thức ăn cũng là cách rút ngắn thời gian tập cho trẻ sinh non ăn dặm. Các bậc phụ huynh nên rửa sạch tay của bé, bỏ đồ ăn lên 1 tấm nhựa để bé có thể vừa tập ăn, vừa khám phá những món ăn mới.

Lưu ý, thời điểm tập cho trẻ ăn dặm cũng cực kỳ quan trọng. Tốt nhất là buổi sáng sau một giấc ngủ ngắn. Bé càng có cảm giác thoải mái thì việc tập ăn dặm sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Trước khi bắt đầu cho bé ăn thì bố mẹ vẫn nên cho bé bú một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức (thời gian giữa cho bé bú sữa và ăn nên cách xa nhau một xíu). Lúc đó em bé sẽ không quá no và sẵn sàng khám phá những món ăn mới. 

Tập ăn dặm cho bé sinh non cần lưu ý gì?

Tập ăn dặm cho bé sinh non cần lưu ý gì?

Tập cho trẻ sinh non ăn dặm sẽ cần phải chú ý nhiều hơn so với các bé sinh đủ tháng. Thường thì các bé sinh đúng tháng thì sức đề kháng sẽ cao hơn. Các bé thiếu tháng do không đủ thời gian phát triển trong bụng mẹ nên rất dễ thiếu chất, đặc biệt là sắt. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé sinh non cũng dễ bị kích ứng hơn bình thường. Sau đây là một số lưu ý khi tập trẻ sinh non ăn dặm:

  • Những ngày đầu, bố mẹ nên cho bé ăn các món loãng, mềm để bé có thể làm quen và dễ dàng tiêu hóa. Nên xay nhuyễn hoặc nghiền mịn. Sau đó từ từ thay đổi sang dạng đặc, lúc đó bé sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.
  • Tập cho bé ăn từ ít đến nhiều và bắt đầu từ bột ngọt rồi mới chuyển sang bột mặn.
  • Khi tập cho trẻ sinh non ăn dặm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các thực phẩm cho bé ăn. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất nhạy cảm, cho nên hãy bắt đầu từ các loại rau củ quả, trứng gà , các loại thịt và sau cùng mới là hải sản cá, tôm, cua,...
  • Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, các mẹ vẫn cần duy trì cho con bú để bé luôn có đủ dưỡng chất cần thiết, cơ thể phát triển khỏe mạnh.
  • Chia nhỏ các bữa và hạn chế cho con bú sát giờ ăn dặm.
  • Bố mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, linh hoạt thay đổi món ăn để bé không thấy nhàm chán dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt cũng là điều bố mẹ cần quan tâm.

>> Để biết nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào, đừng bỏ qua bài viết thực đơn ăn dặm cho bé sinh non phát triển toàn diện, thông minh.

  • Trong quá trình chế biến đồ ăn cho con, bố mẹ nên nêm nếm một thìa dầu ăn hoặc mỡ. Điều này có tác dụng tạo ra môi trường cần thiết giúp các bé chuyển hóa chất đạm một cách tốt nhất.
  • Hạn chế tối đa việc thêm gia vị vào đồ ăn của các bé dưới 1 tuổi để tránh gây tổn hại đến thận, không tốt cho quá trình phát triển của con.
  • Nếu trẻ sinh non chưa sẵn sàng ăn dặm thì bố mẹ không nên ép bé vì có thể gây ra chứng biếng ăn sau này.

Các vấn đề thường gặp khi tập cho bé ăn dặm và cách xử lý

Các vấn đề thường gặp khi tập cho bé ăn dặm và cách xử lý

Trẻ sinh non ăn dặm bị dị ứng

Trong một số trường hợp thì trẻ sinh non có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với các bé sinh đủ tháng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bố mẹ hạn chế hay trì hoãn việc tập cho bé thiếu tháng ăn dặm. Tập cho trẻ sinh non ăn dặm đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp hạn chế các vấn đề dị ứng thức ăn về sau. Đồng thời, trong quá trình tập ăn cho bé, khi có vấn đề gì phát sinh, bố mẹ nên tìm đến lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia. Tránh áp dụng mẹo này, mẹo kia mà không được kiểm chứng rõ ràng, rất dễ khiến tình trạng nặng thêm. 

Trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm, từ chối món ăn dặm

Đây là một hiện tượng cực kỳ bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Đối với những bé không chịu ăn dặm, ngậm miệng không chịu mở thì bạn không nên ép buộc trẻ. Một số dấu hiệu để biết trẻ không muốn tiếp tục tập ăn:

  • Quay đầu đi chỗ khác
  • Ngậm miệng
  • Khóc to
  • Đẩy đồ ăn và nhổ đồ ăn ra ngoài

Lúc này, tốt nhất là nên tìm hiểu lý do tại sao bé chưa chịu ăn để có hướng xử lý cho phù hợp. Một vài nguyên nhân thường gặp trong trường hợp này là bé đang mệt mỏi, không khỏe trong người, đang mọc răng hoặc đã quá no. Bên cạnh đó, thời gian mỗi bữa ăn cũng chỉ nên giới hạn trong 30 phút, tránh kéo dài quá lâu.

Trẻ chưa chấp nhận sự thay đổi đồ ăn

Việc thay đổi cấu trúc món ăn từ sữa mẹ, sữa công thức sang thức ăn mềm, vón cục hơn sẽ mất khá nhiều thời gian, đặc biệt với những bé từng có thời gian dài nuôi ăn qua ống. Vì vậy, gia đình nào ở trong trường hợp này cũng nên kiên nhẫn. Bố mẹ cần bắt đầu với những loại đồ ăn có kết cấu đặc tăng dần. Thời gian đầu hãy nghiễn mềm ra để bé dễ hấp thụ.

Ngoài ra, còn một cách giúp bé nhanh chóng làm quen với việc ăn dặm là cho con tự bốc thức ăn bằng tay và cho vào miệng. Bé sẽ không cảm thấy bị miễn cưỡng, được chủ động làm những việc mình thích. Từ đó dễ dàng chấp nhận sự thay đổi cấu trúc đồ ăn hơn. Phương pháp này có tên gọi là ăn dặm tự chỉ huy, bố mẹ nên tìm hiểu để áp dụng cho các bé nhé.

Bé sinh non ăn dặm quá ít

Nếu bé khỏe mạnh, phát triển bình thường mà bé ăn quá ít thì bố mẹ cần xem lại phương pháp tập cho con ăn đã đúng hay chưa. Đừng vì lo lắng mà bắt con uống thêm quá nhiều sữa sẽ khiến cảm giác thèm ăn không còn. Đồng thời, xem lại thực đơn ăn dặm cho bé sinh non đã đa dạng, đầy đủ dưỡng chất hay chưa. Nếu vẫn chưa tìm được cách giải quyết thì nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa nhi để có phương án giải quyết mau chóng.

>> Xem thêm: Các loại sữa cho trẻ sinh non tốt nhất hiện nay

Hy vọng qua bài viết “Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm để bé phát triển tốt nhất?”, các bậc phụ huynh đã biết khi nào cho trẻ sinh non ăn dặm và biết cách xử lý những vấn đề thường gặp khi tập cho con ăn. Nếu bố mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved