Khi tập cho con ăn dặm, ngoài cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hay kiểu Nhật, còn một phương pháp cũng được rất nhiều các bậc phụ huynh áp dụng chính là ăn dặm tự chỉ huy BLW. Ăn dặm bé tự chỉ huy giải quyết được một số vấn đề tồn đọng ở các phương pháp cũ.
Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích thì vẫn còn một số hạn chế và không phải bé nào cũng phù hợp với phương pháp này. Cho nên, trước khi áp dụng, bố mẹ hãy tìm hiểu bản chất của ăn dặm tự chỉ huy là gì? Khi nào cho bé ăn dặm BLW là tốt nhất và xây dựng thực đơn ra sao? Từ đó giúp con phát triển khỏe mạnh, cao lớn và thông minh hơn. Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu về phương pháp này ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
- Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Có ưu và nhược điểm nào?
- Khi nào cho bé ăn dặm BLW là tốt nhất?
- Các dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm tự chỉ huy
- Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng
- Khoai lang, cua hoặc ghẹ và đậu hũ hấp
- Cơm nắm, cá quả rán, đu đủ và ngọn su su
- Bánh mì, thịt bò, dưa leo và quả táo
- Cơm khuôn, tôm hấp, bông cải xanh và quả chuối
- Mì sợi, cá viên, bí đỏ vả quả lê
- Xôi gấc, thịt gà và măng tây
- Khoai tây, thịt lợn, đậu co ve và quả bơ
- Bánh gạo hoặc bánh ngũ cốc, hàu, ngô bao tử và quả nho
Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Có ưu và nhược điểm nào?
Ăn dặm tự chỉ huy là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy còn có tên tiếng Anh là Baby Led Weaning - BLW, là phương pháp ăn dặm mà ở đó bé là người có quyền quyết định món ăn, cách ăn. Bố mẹ phải tôn trọng sự lựa chọn của con. Sự chủ động trong bữa ăn giúp kích thích quá trình phát triển của trẻ được thuận lợi, vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vừa tăng kỹ năng nhai, nuốt, tiếp cận với đồ ăn.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là gì?
- Bé được tự quyết định món ăn của mình, từ đó tâm lý thoải mái, chất lượng bữa ăn được nâng cao.
- Con ngồi ăn chung với gia đình, từ đó có thể quan sát các hành động của người lớn và bắt chước.
- Bé tiếp cận các món ăn dễ dàng, kỹ năng nhai, nuốt hoàn thiện sớm hơn.
- Tiết kiệm được thời gian chế biến các món ăn dặm cho bé, phù hợp với các ông bố bà mẹ bận rộn.
Nhược điểm của ăn dặm kiểu BLW là gì?
- Đôi lúc bé lười biếng không chịu tự giác ăn.
- Vì bé được chọn đồ ăn nên bé sẽ chừa lại những món bé không thích. Việc này đôi lúc khiến bé bỏ qua một số nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
- Bố mẹ sẽ mất nhiều công sức dọn dẹp sau khi bé ăn xong. Không phù hợp khi bé đang ở nhà người thân.
- Bé dễ bị hóc khi chưa quen với các món ăn dặm kiểu BLW.
>> Xem thêm: Cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW đơn giản tại nhà!
Khi nào cho bé ăn dặm BLW là tốt nhất?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để tập cho con ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện nên có thể hấp thụ được một số món ăn cơ bản. Ngoài ra, khi bé lớn hơn, bé cần bổ sung thêm một số dưỡng chất từ các món ăn dặm để có thể cao lớn, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, 6 tháng cũng chỉ là một con số tham khảo. Tất cả còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển thực tế của con. Đối với các bé chậm phát triển, chưa sẵn sàng ăn dặm thì bạn không nên ép con ăn bằng được. Kiên nhẫn đợi thêm 1 - 2 tuần để tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe hiện tại và cả sau này của con.
Các dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm tự chỉ huy
Để biết khi nào cho bé ăn dặm BLW, bố mẹ không chỉ nhìn vào số tháng tuổi, mà hãy nhìn vào những biểu hiện bên ngoài của con. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu tập ăn dặm:
- Trẻ có thể giữ đầu thẳng.
- Tự ngồi ăn một cách dễ dàng.
- Trẻ dễ dàng cử động miệng, há miệng nhận thức ăn.
- Cân nặng bắt đầu có sự thay đổi lớn, có thể nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Bé biết thể hiện sự thích thú, không thích với các món ăn.
- Lưỡi không còn tự phản xạ đẩy đồ ăn ra.
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ, từ thể chất đến tâm thần. Sau đây là thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng mẫu bố mẹ có thể tham khảo:
Khoai lang, cua hoặc ghẹ và đậu hũ hấp
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoai lang
- 1 con cua/ghẹ
- 3 - 4 miếng đậu hũ
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khoai lang luộc chín, cắt thành từng lát dài.
- Bước 2: Ghẹ, cua hấp chín, lấy phần nhiều thịt cho bé.
- Bước 3: Lấy đậu hũ luộc hoặc hấp mềm.
Cơm nắm, cá quả rán, đu đủ và ngọn su su
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cơm dẻo
- 3 miếng cá quả phi lê
- 10 ngọn su su
- Dầu oliu
Các bước chế biến như sau:
- Bước 1: Đu đủ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa tay bé.
- Bước 2: Ngọn su su luộc để nguyên sợi dài.
- Bước 3: Cá quả cắt miếng nhỏ và chiên với 1 ít dầu
- Bước 4: Cơm dẻo nắm lại hoặc nén khuôn.
Bánh mì, thịt bò, dưa leo và quả táo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 - 3 lát bánh mì mềm nguyên vỏ
- 5 - 6 miếng thịt bò bắp luộc hoặc hấp mềm
- Dưa chuột, táo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch dưa chuột, gọt vỏ, bỏ ruột và cắt thanh dài bằng 1 ngón tay.
- Bước 2: Bánh mì cắt miếng dài vừa đủ để bé cầm.
- Bước 3: Thịt bò luộc chín hoặc hấp mềm.
- Bước 4: Táo rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ.
Cơm khuôn, tôm hấp, bông cải xanh và quả chuối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cơm trắng
- 5 con tôm tươi
- 30g bông cải xanh
Các bước nấu đồ ăn dặm bé tự chỉ huy:
- Bước 1: Cơm nấu dẻo, nén trong khuôn thành từng cục nhỏ.
- Bước 2: Tôm làm sạch, lấy chỉ lưng, sau đó đem hấp nguyên con. Tôm chín lột vỏ, bỏ đầu.
- Bước 3: Cách nấu rau củ cho bé ăn dặm BLW là luộc hoặc hấp. Lấy bông cải xanh rửa sạch và hấp chín. Sau đó tách thành từng bông nhỏ cho bé dễ ăn.
- Bước 4: Lấy ½ quả chuối cho bé ăn tráng miệng.
Mì sợi, cá viên, bí đỏ vả quả lê
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g mì sợi
- 2 miếng cá không xương
- 30g bí đỏ
- Rau thì là
Cách nấu mì sợi cá viên bí đỏ cho bé ăn dặm tự chỉ huy:
- Bước 1: Cá và rau thì là rửa sạch, băm nhuyễn, trộn đều và nắn thành viên nhỏ.
- Bước 2: Mì sợi luộc mềm. Chiên viên cá vàng đều.
- Bước 3: Bí đỏ rửa sạch, thái nhỏ vừa bé ăn rồi luộc chín.
- Bước 4: Quả lê gọt vỏ, thái miếng nhỏ làm tráng miệng.
>> Xem thêm: Cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW tươi ngon, bổ dưỡng
Xôi gấc, thịt gà và măng tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100g xôi gấc
- 1 phần lườn thịt gà
- 6 nhánh măng tây
Các bước nấu xôi gấc thịt gà và măng tây cho bé ăn dặm tự chỉ huy:
- Bước 1: Nấu nồi xôi gấc như bình thường.
- Bước 2: Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi.
- Bước 3: Măng tây làm sạch, luộc chín.
Khoai tây, thịt lợn, đậu co ve và quả bơ
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 30g thịt lợn nạc
- Đậu cô ve
- Khoai tây
- Quả bơ
- Sữa mẹ/sữa công thức
Các bước nấu đồ ăn dặm bé tự chỉ huy:
- Bước 1: Thịt lợn rửa sạch và luộc mềm.
- Bước 2: Khoai tây rửa sạch, đem luộc chín.
- Bước 3: Đậu cô ve cũng rửa sạch, đem hấp chín.
- Bước 4: Trộn bơ với sữa và nghiền nhuyễn cho con ăn tráng miệng.
Bánh gạo hoặc bánh ngũ cốc, hàu, ngô bao tử và quả nho
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 cái bánh bao hoặc ngũ cốc
- 4 con hào cỡ vừa
- 4 cái ngô bao tử
Chuẩn bị thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi:
- Bước 1: 4 con hào lấy phần thịt đem hấp.
- Bước 2: Ngô bao tử luộc mềm.
- Bước 3: Chuẩn bị 3 cái bánh gạo, ngũ cốc.
- Bước 4: Cho bé ăn nho tráng miệng
>> Xem thêm: Các loại dụng cụ ăn dặm BLW cho bé nhất định phải có
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của Genz Làm Mẹ, mọi người đã hiểu phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là gì, xây dựng thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng như thế nào và khi nào cho bé ăn dặm BLW là tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!