Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, so với những bé đồng trang lứa khác đã ăn dặm thuần thục thì con của bạn vẫn không chịu ăn dặm và chỉ đòi uống sữa. Bạn rất lo lắng không biết trẻ 7 tháng biếng ăn, chỉ uống sữa là vì sao? Liệu con bạn có đang gặp vấn đề gì trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho bé biếng ăn hay không?
Bố mẹ hãy bỏ ra 5 phút cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn để giải quyết được tình trạng này, giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện cả về sức khỏe và trí thông minh. Cùng bắt đầu nhé!
Trẻ 7 tháng lười ăn, không hấp thụ đủ dinh dưỡng, dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm phát triển rất cao. Để xử lý vấn đề này, bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu biếng ăn ở còn và tìm cách giải quyết phù hợp. Một số hiểu hiện thường có ở trẻ 7 tháng biếng ăn là:
Để cải thiện tình trạng trẻ 7 tháng biếng ăn, bố mẹ cần phải xác định được nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn dặm là gì. Sau đây là những lý do thường gặp nhất bố mẹ có thể tham khảo.
Giai đoạn 6, 7 tháng tuổi cực kỳ nhạy cảm. Đây là thời điểm các bé mới chuyển từ việc bú sữa mẹ, sữa công thức sang chế độ kết hợp với các bữa ăn dặm. Với chế độ dinh dưỡng mới này đôi khi còn khá lạ lẫm với các bé. Cho nên, con bạn chưa thích ứng được những món ăn này, dẫn đến một số phản ứng tự nhiên như không chịu nuốt, nhè ra.
Một trong những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ 7 tháng biếng ăn là bởi chế độ ăn dặm không hợp lý. Ở độ tuổi này, sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Vì vậy, bố mẹ không nên cắt giảm lượng sữa hoàn toàn và thay bằng các món ăn dặm. Khi cơ thể bé chưa có đủ thời gian thích nghi với đồ ăn mới, dẫn đến một số vấn đề về hệ tiêu hóa, từ đó khiến bé dễ bị sợ ăn dặm về sau này.
Ngoài ra, khoảng cách giữa các bữa ăn cũng nên được phân chia hợp lý. Nhiều trẻ 7 tháng lười ăn do các bữa ăn dặm được xếp quá gần các cữ bú. Lúc đó bé quá no, không có cảm giác thèm ăn thì bé rất dễ quấy khóc nếu bị ép ăn.
>> Xem thêm: Nên cho trẻ 7 tháng ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
7 tháng là độ tuổi bé bắt đầu mọc răng. Vì vậy, ở giai đoạn này bé rất dễ cảm thấy khó chịu trong người và thường xuyên có một số biểu hiện như quấy khóc, chảy nước miếng, cáu gắt, ngậm đồ vật, nướu sưng và đau,... Lúc đó, bé không muốn nhai và nuốt đồ ăn, dẫn tới tình trạng trẻ 7 tháng lười ăn.
Môi trường cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn bố mẹ cần lưu ý. Một số tác động từ bên ngoài đến bé như thời tiết, bụi bẩn, ồn ào,... khiến các bé không tập trung ăn uống, dẫn đến một bữa ăn dặm có thể kéo dài 30 phút hoặc thậm chí cả 1 tiếng đồng hồ.
Trẻ 7 tháng tuổi thì sức đề kháng còn khá yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, các bé rất dễ mắc một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm,... từ đó cơ thể bé luôn mệt mỏi và không có cảm giác thèm ăn.
Hệ tiêu hóa ở trẻ 7 tháng tuổi vẫn còn khá non nớt nên rất dễ bị các vi khuẩn tấn công, gây rối loạn hệ vi sinh có lợi trong đường ruột. Khi đó, trẻ sẽ bị một số hiện tượng như đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ, hấp thụ kém, đi ngoài phân sống, chán ăn.
Các vitamin và chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, D, sắt, canxi,... đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đặc biệt là vitamin B1 giúp chuyển hóa thức ăn, kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn. Khi không được bổ sung các vi chất cần thiết, rất dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi.
Tác dụng phụ từ thuốc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều trẻ 7 tháng biếng ăn. Một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ thức ăn của trẻ. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại thuốc, thực phẩm chức năng thì bố mẹ cần xin ý kiến tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa, nếu phù hợp thì mới cho bé sử dụng.
>> Xem thêm: Bé 7 tháng ăn được thịt gì?
Dù là biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi hay lười ăn do bệnh lý, đây đều là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Không giải quyết được tình trạng này, trẻ sẽ không được bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển, còi xương. Vậy làm sao để trẻ 7 tháng hết biếng ăn? Sau đây là một số điều bố mẹ nên làm:
Các bữa ăn sát nhau cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Nhiều bố mẹ có thói quen sau khi cho bé bú sữa thì lại tiếp tục tập cho bé ăn dặm. Việc này khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp hấp thụ hết. Khi bé còn no thì rất khó để bé tiếp tục ăn những món ăn dặm bố mẹ đã chuẩn bị.
Cho nên, bố mẹ nên xây dựng một lịch ăn uống phù hợp hơn. Thông thường sau cữ bú khoảng 2 - 2.5 tiếng mới nên cho bé ăn dặm.
>> Xem thêm: Các dụng cụ ăn dặm cho bé bố mẹ cần chuẩn bị
Có nhiều bé ban đầu rất thích ăn dặm, nhưng được một thời gian ngắn bé không còn tha thiết với các món ăn dặm nữa. Lý do là bởi bố mẹ không thay đổi thực đơn ăn dặm, khiến bé cảm thấy nhàm chán, không muốn ăn.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần linh hoạt thay đổi chế độ ăn của bé, để bé cảm thấy hào hứng được thưởng thức những món ăn mới, kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng đa dạng giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển toàn diện.
Ở giai đoạn tập ăn dặm, bố mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Hãy tập cho con ăn từng ít một, khi bé đã quen với thực đơn ăn dặm thì mới tăng dần lượng thức ăn. Nếu cho bé ăn quá nhiều ngay thời điểm đầu, bé không hấp thụ kịp, gây ra một số vấn đề về sức khỏe, từ đó bé rất dễ mắc chứng sợ ăn về sau này.
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ 7 tháng tuổi có thể đến từ một số nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa. Lúc này, bố mẹ không nên tự ý chữa bệnh cho bé mà nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ. Nếu các triệu chứng kéo dài, hãy đứa bé đến các cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Mọc răng khiến bé 7 tháng không chịu ăn dặm phải làm sao? Đây là nguyên nhân khiến rất nhiều bé không có hứng thú với việc ăn dặm. Giai đoạn này trẻ dễ bị sốt, sưng nướu và quấy khóc. Khi bé cảm thấy khó chịu trong người, bố mẹ không nên ép con ăn trong thời gian này. Đợi thời điểm thích hợp rồi tiếp tục cho bé ăn sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Trẻ 7 tháng biếng ăn là một chuyện rất bình thường. Vì vậy, khi con bạn rơi vào trường hợp này cũng không nên la mắng bé. Bố mẹ cần nhẹ nhàng với con. La mắng sẽ khiến bé cảm thấy lo lắng mỗi khi đến bữa ăn. Tâm lý này khiến bé ăn không ngon miệng, và ăn được rất ít.
Thứ |
Bữa chính 1 |
Bữa phụ 1 |
Bữa chính 2 |
Bữa phụ 2 |
Bữa chính 3 |
2 |
Cháo đậu xanh bí ngô |
Váng sữa hoặc sữa chua |
Cháo cua rau ngót |
Sinh tố hoa quả |
Cháo thịt xay chùm ngây |
3 |
Cháo gà nấm rơm |
Sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Cháo thịt nạc bí đỏ |
Sữa chua |
Cháo xương hầm |
4 |
Cháo cua mồng tơi |
Nước ép hoa quả tươi |
Cháo tim súp lơ |
Sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Cháo bí đỏ |
5 |
Cháo thịt gà |
Sinh tố hoa quả |
Cháo cá hồi phô mai |
Sữa chua |
Cháo bò rau mầm |
6 |
Cháo bò rau dền |
Váng sữa |
Cháo tôm |
Sinh tố hoa quả |
Cháo trứng gà |
7 |
Cháo chim bồ câu |
Sữa chua |
Cháo thịt băm rau ngót |
Bánh flan |
Cháo hạt sen |
CN |
Cháo thịt lợn bí xanh |
Bánh flan |
Cháo gà nấm hương |
Sữa mẹ hoặc sữa công thức |
Cháo thịt băm |
>> Xem thêm: Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi
Hy vọng với chủ đề trẻ 7 tháng biếng ăn mà chúng tôi vừa chia sẻ, bố mẹ đã biết bản thân cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này của con mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề trẻ 7 tháng lười ăn, bố mẹ có thể để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí. Thân chào!