Bị hóc thức ăn khi tập ăn dặm tự chỉ huy BLW là tình trạng rất dễ gặp phải. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW đúng có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật để từ đó có phương án xử lý phù hợp, an toàn cho con nhé!
Để có cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW tự chỉ huy phù hợp, bố mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của con là gì. Sau đây là những lý do gây ra vấn đề bé bị hóc dị vật, đồ ăn thường gặp nhất:
Phần lớn những lý do khiến bé bị hóc thức ăn là do sơ ý của bố mẹ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, các ông bố bà mẹ nên cực kỳ lưu tâm đến con nhỏ, luôn trông chừng bé, để các vật nhỏ tránh xa tầm tay của con và quan sát khi tập cho con ăn dặm.
Cách xử lý học khi ăn dặm BLW hiệu quả nhất là bố mẹ phải nhận biết được các dấu hiệu con bị hóc thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Cùng điểm qua một số biểu hiện của trẻ bị hóc dị vật:
Trong quá trình tập ăn dặm BLW cho con, nếu nhận thấy những dấu hiệu này, bố mẹ cần kiểm tra xem con có gặp vấn đề gì hay không. Nếu bị nhẹ thì không sao, nhưng nếu bị nặng mà không nhận biết và tìm cách xử lý khi bé bị hóc thức ăn kịp thời có thể khiến trẻ không thở được và dẫn đến tử vong ngay sau đó.
Khi nhận thấy một số biểu hiện bất thường của con, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý. Tuyệt đối không tự ý dùng tay hay bất kỳ một vật kỳ để móc thức ăn hay dị vật ra khỏi miệng. Điều này vô tình làm dị vật bị đẩy vào sâu hơn và làm tổn thương cuống họng của trẻ. Ngoài ra, việc móc hóc có thể dẫn đến nôn ói, sau đó trẻ lại bị sặc thêm chất ót dẫn đến tình trạng càng nguy hiểm hơn.
Lúc này, việc mọi người cần làm là dựa vào các biểu hiện của trẻ bị hóc dị vật rồi mới đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. 2 trường hợp bố mẹ có thể gặp là:
Trong trường hợp này, cách xử lý khi bé ăn BLW bị hóc là nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp.
Khi con rơi vào trường hợp này, cách xử lý khi trẻ bị hóc xương, thức ăn tốt nhất là gọi xe cấp cứu để đưa bé đến bệnh viện, trung tâm y tế nhanh nhất. Đồng thời, trong khoảng thời gian chờ xe thì bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp sơ cứu cho con. Cách làm như sau:
Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi:
Đối với các bé từ 12 tháng tuổi trở lên:
>> Lưu ý, áp dụng cách xử lý hóc khi ăn dặm và sơ cứu có thể giúp làm nhẹ tình trạng khó thở, mặt tím tái. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bố mẹ vẫn nên đưa con đến gặp bác sĩ để chắc chắn dị vật, xương hay các loại đồ ăn được xử lý hoặc lấy ra ngoài. Bé sẽ không còn cảm thấy khó chịu về sau.
Việc áp dụng cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW không đúng sẽ khiến vấn đề không được giải quyết, mà còn vô tình khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Sau đây là những điều bố mẹ cần tránh khi xử lý bé bị khóc thức ăn, dị vật:
Nhiều người nghĩ rằng nếu làm như vậy khiến xương, dị vật trôi xuống, không còn bị mắc ở cuống họng. Tuy nhiên, việc này cực kỳ có hại nếu thức ăn, xương không đi xuống hoàn toàn và tiếp tục chui sâu vào đường thở, càng nguy hiểm hơn.
Dùng tay hay đồ vật với ý định móc dị vật ra là một cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW rất nguy hiểm. Việc này vừa làm tổn thương niêm mạc họng, vừa khiến dị vật, đồ ăn xuống sâu, bác sĩ khó giải quyết hơn.
Các mẹo như nuốt cơm, ăn nước, ăn hoa quả,... đều là các cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW được bố mẹ thường xuyên áp dụng. Chỉ rất ít trường hợp thành công, nhưng vẫn gây ra một số tổn thương cho cổ họng. Phần lớn còn lại khiến tình trạng mắc họng, nghẹn đồ ăn nghiêm trọng và khó giải quyết hơn rất nhiều.
Thay vì nghĩ cách xử lý khi bé bị hóc thức ăn, bố mẹ cố gắng đừng để con rơi vào tình trạng này vì ít nhiều nó cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Rất nhiều trường hợp bé sợ, không dám tập ăn dặm nữa. Hãy làm theo những nguyên tắc này để hạn chế tình trạng trẻ bị nghẹn, hóc thức ăn:
Các loại cá, thịt nếu có xương thì cần lọc sạch trước khi đem nấu cháo, bột cho bé. Ngoài ra, các loại rau củ khi hấp cho bé ăn kèm nên được cắt nhỏ vừa đủ, nấu mềm, dễ ăn.
>> Xem thêm: Cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW đúng chuẩn, dễ ăn, giữ lại nhiều dưỡng chất
Trái cây là một nguồn cung cấp dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, những loại quả có hạt to rất dễ làm bé nghẹn, hóc. Vì vậy, nên tránh cho bé ăn những loại quả có hạt to hoặc tách hạt và cắt nhỏ nếu cần thiết.
Nhiều ông bố bà mẹ do bận rộn nên vừa để bé tự ăn, vừa làm công chuyện của mình. Tuy nhiên, khi bé chưa quen với việc ăn dặm, bạn nên bỏ ít thời gian để quan sát để có thể kiểm giảm thiểu tối đa việc bé hóc, nghẹn thức ăn.
Ngồi sai tư thế cũng là một nguyên nhân dẫn đến bé ăn BLW bị hóc. Vì vậy, ngay từ thời điểm ban đầu, bố mẹ hãy tập cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn ăn.
Trẻ nhỏ rất dễ bị các yếu tố xung quanh làm phân tâm. Vì vậy, bố mẹ cố gắng tạo môi trường cho bé tập trung vào bữa ăn của mình, tắt hết tivi, điện thoại. Điều này giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ ăn BLW bị hóc.
Trên đây là cách xử lý hóc khi ăn dặm BLW và những sai lầm bố mẹ thường xuyên mắc phải. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mọi người đã biết bản thân cần phải làm gì khi con trẻ bị hóc dị vật, xương hoặc đồ ăn,... để từ đó có hướng xử lý phù hợp, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!