Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân, thơm ngon, dễ nấu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé 9 tháng tuổi muốn phát triển toàn diện cả về thể chất, trí não thì bắt buộc phải có chế độ ăn phù hợp. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ bỉm sữa xem thường vấn đề này nên chỉ nấu đi nấu lại một vài món mà họ biết. Việc này vô tình gây ra rất nhiều vấn đề như bé thiếu chất, chán ăn, kỹ năng nhai nuốt chậm hoàn thiện.

 

Vì vậy, nếu đang có suy nghĩ không thay đổi các món ăn dặm thì hãy bỏ ngay. Sau đây, GenZ Làm Mẹ sẽ giới thiệu thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng thơm ngon, bổ dưỡng, tăng cân nhanh và cực kỳ dễ nấu. Bố mẹ không mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị mà con vẫn có đủ dưỡng chất để phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Nội dung bài viết

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé 9 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé 9 tháng tuổi

Từng độ tuổi sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì để bé 9 tháng tuổi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não thì cần phải hiểu rõ nhu cầu của từng bé. Thông thường ở giai đoạn này, bé đã làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau, vì vậy bố mẹ có thể xây dựng thực đơn đa dạng để bổ sung nhiều nhóm dưỡng chất, giúp con cao lớn, khỏe mạnh. 

 

Khẩu phần ăn cơ bản của bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, trong đó:

  • Bữa chính gồm các loại bột, cháo kết hợp với các loại rau củ, thịt cá. Một bữa khoảng 200ml cháo.
  • Bữa phụ gồm các loại bánh ăn dặm, trái cây,... và 500 - 600ml sữa/ngày.

 

Trong một số trường hợp, bé có thể ăn nhiều hoặc ít hơn tùy theo thể trạng. Vì vậy, bố mẹ hãy theo dõi sự phát triển của bé xem có đúng với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn hay không. Nếu các chỉ số bình thường thì không có gì đáng nói, nhưng nếu bị thụt lùi quá xa với bảng tiêu chuẩn thì rất có thể bé đang gặp vấn đề. Bố mẹ cần xác định nguyên nhân để đưa ra phương án giải quyết kịp thời. 

Bé 9 tháng ăn được những gì?

Bé 9 tháng ăn được những gì?

Sau khi đã làm quen được với chế độ ăn dặm khoảng 3 tháng, bé có thể ăn được rất nhiều thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như:

  • Nhóm đạm: Thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt bồ câu, các loại cá, lòng đỏ trứng gà,...
  • Nhóm chất béo: Dầu ăn trẻ em, phô mai, bơ,...
  • Nhóm tinh bột: Các loại đậu, yến mạch, gạo, lúa mì,...
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: váng sữa, các loại hoa quả và rau củ như cam, quýt, chuối, bí đỏ, đu đủ, bơ, táo, cải bó xôi, súp lơ xanh, củ dền, rau ngót, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, cà chua, nấm,...

Các nguyên tắc khi cho bé 9 tháng ăn dặm bố mẹ cần biết

Các nguyên tắc khi cho bé 9 tháng ăn dặm bố mẹ cần biết

Để tập ăn dặm cho bé 9 tháng hiệu quả, bố mẹ không được bỏ qua những nguyên tắc sau đây:

  • Tập thói quen tự lập khi ăn cho con, đặc biệt là các bữa phụ bố mẹ cho con ăn trái cây hay các loại bánh. Lúc này hãy để con tự cầm và bỏ vô miệng. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với việc ăn dặm nhanh hơn.
  • Chú ý tư thế ngồi của con khi ăn. Nhiều ông bố bà mẹ bỉm sữa bỏ quên điều này, nhưng yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bữa ăn. Cho con ngồi thẳng giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tránh bị hóc, sặc.
  • Có thể cho con ngồi ăn cùng với gia đình vừa tạo không khí bữa ăn, vừa để con quan sát, bắt chước mọi người trong nhà.
  • Hạn chế để các yếu tố bên ngoài như tivi, smartphone, đồ chơi làm bé phân tâm. Tránh để bữa ăn kéo dài quá 30 phút.
  • Bố mẹ không nên la mắng, ép bé ăn để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bé.
  • Bổ sung thêm nước để tránh bị táo bón.

 

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng theo từng ngày, từng tuần

Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm tuần 1

 

6h00

10h00

14h00

14h30

18h00

18h30

Thứ 2

Bú sữa

Cháo gạo, thịt bò, cà chua

Bú sữa

Vú sữa dầm

Cháo yến mạch, bí đỏ, sữa

Bú sữa

Thứ 3

Bú sữa

Cháo gạo, cá quả, mồng tơi

Bú sữa

Xoài trộn sữa chua xay

Cháo gạo, đậu đỏ, trứng gà, su su

Bú sữa

Thứ 4

Bú sữa

Cháo gạo, thịt heo, cải bó xôi

Bú sữa

Chuối nghiền

Cháo đậu xanh khoai tây

Bú sữa

Thứ 5

Bú sữa

Cháo gạo, thịt gà, cà rốt

Bú sữa

Vú sữa dầm

Cháo yến mạch, thịt lợn, cà rốt

Bú sữa

Thứ 6

Bú sữa

Cháo cá hồi, bí đỏ

Bú sữa

Sinh tố bơ, chuối

Súp khoai tây, phô mai

Bú sữa

Thứ 7

Bú sữa

Cháo gạo tôm, rau ngót, đậu xanh

Bú sữa

Vú sữa dầm trộn sữa chua

Súp gà, ngô, nấm hương

Bú sữa

Chủ nhật

Bú sữa

Cháo gạo, thịt bò, bí đỏ

Bú sữa

Bơ trộn sữa chua

Cháo gạo, đậu hũ non, ngô, cà rốt

Bú sữa

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuần 2

 

6h00

10h00

14h00

14h30

18h00

18h30

Thứ 2

Bú sữa

Cháo gạo, trai, rau ngót

Bú sữa

Bột trộn chuối chiên

Cháo trứng gà, ngô, phô mai

Bú sữa

Thứ 3

Bú sữa

Cháo gạo, thịt bò, khoai tây, cà rốt

Bú sữa

Hồng xiêm dầm

Cháo yến mạch, súp lơ xanh, sữa

Bú sữa

Thứ 4

Bú sữa

Cháo gạo, cá hồi, bí đỏ

Bú sữa

Đu đủ nghiền

Cháo gạo, đậu hũ non, trứng

Bú sữa

Thứ 5

Bú sữa

Cháo gạo, trai, hành phi

Bú sữa

Sinh tố xoài

Cháo gạo, gan gà, mướp

Bú sữa

Thứ 6

Bú sữa

Cháo gạo, thịt gà, cải bó xôi

Bú sữa

Kiwi nghiền

Cháo gạo, thịt bò, cà rốt

Bú sữa

Thứ 7

Bú sữa

Cháo gạo, lươn, rau ngót

Bú sữa

Lê trộn sữa chua xay

Cháo gạo, thịt lợn, cà chua

Bú sữa

Chủ nhật

Bú sữa

Cháo gạo, trai, đậu xanh

Bú sữa

Táo hấp nghiền

Cháo yến mạch, thịt lợn, bí đỏ

Bú sữa

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuần 3

 

6h00

10h00

14h00

14h30

18h00

18h30

Thứ 2

Bú sữa

Cháo gạo, cá quả, chùm ngây

Bú sữa

Hồng xiêm trộn sữa chua dầm

Súp khoai lang, đậu đen

Bú sữa

Thứ 3

Bú sữa

Cháo gạo, thịt lợn, mướp

Bú sữa

Sinh tố táo và chuối

Cháo gạo, trứng gà, cà rốt

Bú sữa

Thứ 4

Bú sữa

Cháo gạo, cá hồi, cải bó xôi

Bú sữa

Hồng xiêm dầm

Bột khoai lang, đậu đen

Bú sữa

Thứ 5

Bú sữa

Cháo gạo, tôm, mướp

Bú sữa

Kiwi nghiền

Súp khoai tây, súp lơ xanh, phô mai

Bú sữa

Thứ 6

Bú sữa

Cháo gạo, thịt gà, mướp

Bú sữa

Bơ nghiền

Cháo gạo, đậu hũ non, ngô, cà rốt

Bú sữa

Thứ 7

Bú sữa

Cháo gạo, cá hồi, khoai lang

Bú sữa

Hồng xiêm dầm

Súp ngô, nấm, cà rốt

Bú sữa

Chủ nhật

Bú sữa

Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ

Bú sữa

Táo trộn sữa chua xay

Cháo yến mạch, đậu đỏ, sữa

Bú sữa

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân tuần 4

 

6h00

10h00

14h00

14h30

18h00

18h30

Thứ 2

Bú sữa

Cháo gạo, thịt gà, bí xanh, nấm

Bú sữa

Xoài trộn sữa chua

Súp khoai tây, cà rốt, sữa

Bú sữa

Thứ 3

Bú sữa

Cháo gạo, tôm đồng, cải bó xôi

Bú sữa

Dưa hấu xay

Súp khoai lang, phô mai

Bú sữa

Thứ 4

Bú sữa

Cháo gạo, thịt heo, đậu hũ non, cà chua

Bú sữa

Bơ trộn sữa xay

Cháo cá hồi bí đỏ

Bú sữa

Thứ 5

Bú sữa

Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc

Bú sữa

Vú sữa dầm

Cháo yến mạch, súp lơ xanh, sữa

Bú sữa

Thứ 6

Bú sữa

Cháo chim bồ câu, đậu xanh, hạt sen

Bú sữa

Sinh tố bơ, chuối

Cháo gạo, trứng gà, đậu đỏ

Bú sữa

Thứ 7

Bú sữa

Cháo gạo, thịt bò, rau ngót

Bú sữa

Dưa bở xay

Súp thịt gà, ngô, nấm hương

Bú sữa

Chủ nhật

Bú sữa

Cháo gạo, lươn, cà rốt

Bú sữa

Đu đủ nghiền

Cháo gạo, thịt bò, mồng tơi

Bú sữa

Lưu ý, ở các bữa phụ, ngoài bú sữa thì bố mẹ có thể cho con ăn các loại hoa quả hay một số loại bánh ăn dặm để con không cảm thấy nhàm chán, đồng thời bổ sung được nhiều dưỡng chất cần thiết. 

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng ăn dặm đơn giản tại nhà

Để có một thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đủ dinh dưỡng thì sau đây là một số món cháo bố mẹ có thể nấu cho bé:

Cháo trứng gà khoai lang cho bé 9 tháng biếng ăn

Cháo trứng gà khoai lang cho bé 9 tháng biếng ăn

Cháo trứng gà khoai lang có hương vị cực kỳ thơm ngon. Ngay cả những bé biếng ăn cũng khó cưỡng lại được món ăn này.

 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 20g gạo tẻ
  • 1 quả trứng gà
  • 1 củ khoai lang vàng
  • 5ml dầu ăn trẻ em

Các bước nấu cháo trứng gà khoai lang cho bé tại nhà:

  • Bước 1: Vo gạo, bắc nồi cháo với lửa vừa.
  • Bước 2: Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ cho vào nấu chung với cháo.
  • Bước 3: Tách trứng lấy lòng đỏ, đợi cháo sôi thì cho vào.
  • Bước 4: Đun thêm 5 phút thì cho dầu ăn vào khuấy đều, rồi tắt bếp.

Cháo cá hồi bí đỏ giúp bé phát triển trí não, cải thiện thị lực

Cá hồi bổ sung một lượng lớn omega-3 giúp phát triển não bộ, bí đỏ tăng cường sức khỏe mắt. Vì vậy, cháo cá hồi bí đỏ được xem là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30g bí đỏ
  • 30g cá hồi
  • 40g gạo tẻ
  • 5g dầu ăn
  • Gừng

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với cá hồi và bí đỏ tại nhà:

  • Bước 1: Sơ chế cá hồi, sau đó mang đi hấp cách thủy với gừng để khử mùi tanh.
  • Bước 2: Đợi cá chín thì bố mẹ gỡ bỏ xương và băm nhuyễn.
  • Bước 3: Cho cá vào phí với hành khô băm nhuyễn.
  • Bước 4: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Bước 5: Bắc nồi cháo, đợi cháo nhừ thì cho bí đỏ và cá hồi vào. Ninh đến khi nồi cháo sôi lại thì cho dầu ăn vào khuấy đều rồi có thể tắt bếp.

Cháo gan gà khoai lang cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày

Mỗi ngày bé cần rất nhiều năng lượng để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, để bé không bị đói, thiếu năng lượng khi đang hoạt động thì cháo gan gà khoai lang chính là giải pháp cực kỳ phù hợp.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20g gạo tẻ
  • 20g khoai lang
  • 30g gan gà
  • 5ml dầu ăn

Cách nấu cháo gan gà khoai lang cho bé 9 tháng:

  • Bước 1: Rửa sạch gan gà, băm nhuyễn rồi cho lên chảo phi với hành khô.
  • Bước 2: Khoai lang hấp chín, bỏ vỏ và nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Bắc nồi cháo, đợi đến khi nhừ thì cho khoai lang và gan gà vào.
  • Bước 4: Tiếp tục để trên bếp đến khi nồi cháo sôi lại lần 2 thì cho dầu ăn vào khuấy đều rồi tắt bếp là xong.

Cháo thịt heo rau ngót dễ ăn, dễ tiêu hóa cho bé 9 tháng

Cháo thịt heo rau ngót dễ ăn, dễ tiêu hóa cho bé 9 tháng

Cháo thịt heo rau ngót là món ăn cho bé 9 tháng dễ ăn, dễ tiêu hóa nhất, ngay cả các bé chậm ăn vẫn hoàn toàn có thể hấp thụ.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 30g rau ngót
  • 30g thịt nạc
  • 20g gạo
  • 5ml dầu ăn

Các bước nấu ăn dặm cho bé 9 tháng với thịt heo, rau ngót:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, để lửa nhỏ cho nhừ cháo.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt heo, băm nhỏ và cho lên chảo phi thơm với hành khô băm.
  • Bước 3: Rau ngót rửa sạch rồi trụng sơ, băm nhuyễn.
  • Bước 4: Đợi nồi cháo sôi thì cho thịt heo và rau ngót vào. Tiếp tục đun đến khi sôi lại lần 2. Trước khi tắt bếp cho dầu ăn vào khuấy đều là được.

Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc dành cho bé chậm tăng cân

Nếu các món ăn kia đã quá quen thuộc với bé thì bố mẹ có thể thêm cháo cá chép vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng. Đây là một món ăn có hương vị cực kỳ thơm ngon nhưng rất ít bố mẹ biết cách nấu như thế nào cho đúng chuẩn.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30g cá chép
  • 5 ngọt rau ngót
  • 20g gạo tẻ
  • Phô mai

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng với cá chép, rau ngót:

  • Bước 1: Sơ chế cá, nhớ cạo sạch vảy rồi rửa sạch. Đem đi hấp chín và lọc lấy phần thịt và xé nhỏ.
  • Bước 2: Rau ngót đem rửa sạch để ráo nước, trụng qua nước sôi và băm nhỏ.
  • Bước 3: Làm nóng chảo với 1 ít dầu, cho cá lên đảo đều.
  • Bước 4: Bắc nồi cháo, đợi chín rồi cho phần thịt cá và rau ngót vào đun thêm 3 phút là có thể tắt bếp.

Cháo thịt bò cải thảo tốt cho đường ruột

Với các bé đường ruột bị yếu, không thể ăn quá nhiều các thực phẩm khó tiêu hóa thì bố mẹ có thể cho ăn cháo thịt bò cải thảo. Bé dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, từ đó phát triển khỏe mạnh.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20g gạo tẻ
  • 20g thịt bò
  • 25g cải thảo
  • ½ thìa dầu oliu

Cách nấu ăn cho bé 9 tháng tuổi với thịt bò và cải thảo:

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, sau đó cho lên chảo xào chín với dầu oliu.
  • Bước 2: Rửa sạch cải thảo, để ráo nước rồi băm nhỏ và cho lên chảo xào cùng với thịt bò.
  • Bước 3: Vo gạo và bắc nồi cháo với lửa vừa. 
  • Bước 4: Đợi cháo sôi thì cho hết nguyên liệu vào nấu thêm 3 phút là được.

Cháo tôm cải bó xôi giúp bé 9 tháng nhanh tăng cân

Cháo tôm cải bó xôi giúp bé 9 tháng nhanh tăng cân

Thực đơn cho bé 9 tháng chắc chắn không thể thiếu cháo tôm và cải bó xôi. Đối với các bé bị nhẹ cân thì bố mẹ có thể nấu món ăn để giúp nhanh chóng bắt kịp cân nặng của các bạn bè đồng trang lứa.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 30g cải bó xôi
  • 30g tôm
  • 20g gạo
  • 5ml dầu ăn

Cách nấu ăn cho bé 9 tháng tuổi với cháo tôm cải bó xôi tại nhà:

  • Bước 1: Sơ chế tôm, bóc vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ lưng, băm nhuyễn rồi cho lên chảo đảo đều với 1 ít hành khô băm nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch cải bó xôi, trụng sơ qua và băm nhỏ.
  • Bước 3: Bắc nồi cháo, đợi nhừ thì chó cải và tôm vào. Tiếp tục đun đến khi các nguyên liệu mềm nhừ thì tắt bếp.
  • Bước 4: Cho dầu ăn vào khuấy đều, đợi nguội rồi cho con ăn.

Cháo tôm mướp giàu protein, canxi

Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi không thể thiếu cháo tôm với mướp. Đây là một món ăn giàu canxi và protein hỗ trợ bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh.

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20g gạo tẻ
  • 3 con tôm
  • ½ trái mướp
  • 5ml dầu ăn

Cách nấu cháo tôm mướp đơn giản tại nhà:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu nhừ.
  • Bước 2: Sơ chế tôm và băm nhỏ.
  • Bước 3: Rửa sạch mướp, gọt vỏ, băm nhỏ và cho lên chảo đảo chín với tôm.
  • Bước 4: Đợi nồi cháo sôi thì cho tôm và mướp vào nấu cùng. Khoảng 5 phút thì bố mẹ có thể tắt bếp.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân

Thực đơn phải có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất

Để bé luôn khỏe mạnh, không bị thụt lùi so với các bạn đồng trang lứa thì thực đơn cho bé 9 tháng không thể thiếu 4 nhóm chất cơ bản là:

  • Nhóm bột đường: có nhiều trong các loại đậu, yến mạch, gạo và lúa mì.
  • Nhóm chất béo: có nhiều trong dầu oliu, dầu dừa, phô mai,...
  • Nhóm chất đạm: có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: có trong các loại rau củ, trái cây, đặc biệt những loại rau có màu xanh đậm và các loại quả họ cam quýt.

Đa dạng các món ăn dặm cho bé 9 tháng

Nhiều bố mẹ có thói quen chỉ nấu 1 - 2 món trong suốt quá trình ăn dặm của con. Đây là một việc làm cực kỳ không tốt vì có thể gây ra tình trạng bé 9 tháng biếng ăn, chậm phát triển. Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên nấu nhiều món ăn khác nhau để kích thích bé ăn nhiều hơn.

Thực đơn ăn dặm phải phù hợp với lứa tuổi

Từng độ tuổi thì chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau. Nếu cứ giữ nguyên một thực đơn duy nhất từ 6 tháng tuổi có thể khiến quá trình tập ăn của con bị chậm lại, hoặc bố mẹ cho con ăn những thực phẩm mà con chưa tiêu hóa được cũng rất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, các ông bố bà mẹ nên tìm hiểu thật kỹ các thực phẩm phù hợp, từ đó xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng phù hợp nhất.

Độ thô của các món ăn dặm phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé

Độ thô của các món ăn dặm cho bé 9 tháng cũng là một yếu tố bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Ở độ tuổi này, bé đã có răng và đã làm quen được với đồ ăn dặm một thời gian. Vì thế, bố mẹ không nên cho con tiếp tục ăn các món được nấu quá nhuyễn. Thay vào đó là các món được nấu đặc hơn một chút để hỗ trợ quá trình tập nhai, nuốt tốt nhất.

 

Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng và những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề nuôi dạy con, bố mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi, các chuyên gia dinh dưỡng sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
2022 tmtco. All rights reserved