Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa ngon - đầy đủ dưỡng chất

Giai đoạn từ tháng thứ 4 đến thứ 6 thai kỳ bà bầu đỡ ốm nghén hơn, thai nhi lớn dần và hình thành các bộ phận trên cơ thể một cách đầy đủ. Do đó, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần cung cấp đầy đủ, khoa học để duy trì sức khỏe cho mẹ, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.

Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu 10 thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cũng như những thực phẩm mẹ cần tránh trong giai đoạn này nhé!

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ hợp lý giúp mẹ khỏe, bé phát triển đầy đủ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ hợp lý giúp mẹ khỏe, bé phát triển đầy đủ

  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu đã bắt đầu hết ốm nghén, có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm. Để em bé trong bụng có đủ dưỡng chất lớn lên từng ngày. Thế nên bà bầu hãy gia tăng khẩu phần ăn của mình bằng các thực phẩm giàu sắt, axit folic, kẽm, canxi… để thai nhi phát triển toàn diện, mạnh khỏe
  • Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị tật, kém phát triển trí não, thể chất. Thậm chí có thể dẫn đến chết lưu hoặc sảy thai. Bên cạnh đó, khi không cung cấp đủ dinh dưỡng cơ thể mẹ cũng sẽ yếu hơn dễ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa,…
  • Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa tốt, đầy đủ dưỡng chất không phải là ăn càng nhiều càng tốt hay ăn cố định 1 thực đơn duy nhất. Thay vào đó, mẹ bầu hãy ăn đa dạng - phong phú  thức ăn. Lựa chọn các món tốt cho mẹ bầu và món ăn yêu thích của mình. Hạn chế tối đa ăn các món ngọt, dầu mỡ và uống rượu bia, thuốc lá trong thời gian này nhé.

Mẹ bầu nên bổ sung gì cho 3 tháng giữa thai kỳ?

 

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Mẹ bầu ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 có nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao. Lúc này mẹ cần tăng khoảng 250 kcal/ngày và bổ sung thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất như axit folic, canxi, kẽm,… Cụ thể, thực đơn cho bầu 3 tháng giữa như sau:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4

  • Giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của mẹ đã gần như hết hẳn. Lúc này mẹ bầu cần ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho bé yêu phát triển, hoàn thiện đầy đủ các bộ phận - cơ quan trong và trên cơ thể. 
  • Lúc này nhu cầu đạm ở mẹ bầu vào mức cao nhất - khoảng 74 - 95g/ngày. Thai nhi cần khoảng 2000 calo/ngày để đủ năng lượng phát triển. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cung cấp khoảng  10mg vitamin D và 3 lít nước mỗi ngày nha.
  • Ở tháng thứ 4 mẹ cần bổ sung các nhóm thức ăn giàu sắt để giảm nguy cơ thiếu máu như bò, gà, cải bó xôi, súp lơ… Ngoài ra nhóm thực phẩm chứa vitamin C mẹ cũng cần ăn để tăng khả năng hấp thu sắt, có thể kể đến: cóc, ổi, quyets, cam, ớt chuông, dưa hấu…Hoặc mẹ cũng có thể bổ sung các loại hạt dinh dưỡng cho mẹ bầu để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

  • Trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thì tháng thứ 5 là tháng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trí bộ của bé yêu. Thế nên giai đoạn này mẹ cần cung cấp các dưỡng chất kích sự phát triển não bộ. 
  • Mẹ hãy ăn các thực phẩm giàu DHA như: cá hồi, trứng, các loại ngũ cốc dinh dưỡng cho mẹ bầu, các loại đậu,… Đồng thời, cũng cần tránh việc ăn quá nhiều thịt hay thực phẩm nhiều nhiều đường (nó sẽ gây hạn chế và ảnh hưởng não bộ thai nhi phát triển).
  • Bụng mẹ bầu giai đoạn này cũng dần lộ rõ hơn, và gặp những triệu chứng ợ hơi, tiêu chảy thường xuyên hơn. Mẹ hãy bổ sung thêm sắt canxi để bổ sung sự thiếu hụt chất trong khoảng thời gian này nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6

  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa nên bổ sung 5 nhóm chất dinh dưỡng: protein - tinh bột - chất béo - vitamin - chất xơ. Lúc này mẹ đã có thể ăn ngon miệng hơn, cảm giác đói bụng cũng có thể tăng vì thai nhi đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Mẹ bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ để tránh trường hợp giảm tình trạng phù tay, chân, cao huyết áp, tim mạch và tiểu đường.
  • Bên cạnh đó, giai đoạn này mẹ dễ bị thiếu máu nên hãy tăng cường dinh dưỡng tập trung vào canxi, multi vitamin… từ nhiều nguồn khác nhau.

Gợi ý 10 thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Gợi ý 10 thực đơn cho bà bầu giai đoạn 4 - 6 tháng

Gợi ý 10 thực đơn cho bà bầu giai đoạn 4 - 6 tháng

GenZ Làm Mẹ gợi ý đến các mẹ thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa như sau:

Thực đơn

Sáng

Chiều

Tối

Ngày 1

  • Bữa chính:  Phở gà + sữa chua
  • Bữa phụ: Khoai lang luộc
  • Bữa chính: Cơm trắng + Cá hồi + Canh rau cải nấu thịt băm + Rau muống xào
  • Bữa phụ: Ngũ cốc + sữa tươi
  • Bữa chính: Cơm trắng + Sườn xào chua ngọt + Thịt bò xào hành tây + Đậu sốt cà chua
  • Bữa phụ: 1 ly sữa tươi

Ngày 2

  • Bữa chính: Bánh mì + Sữa tươi
  • Bữa phụ: Ngũ cốc + sữa chua
  • Bữa chính:  Cơm gạo lứt + Thịt gà xào + Thịt xào đậu + canh xương bí đỏ
  • Bữa phụ: Sữa chua trái cây
  • Bữa chính: Cơm trắng + Thịt bò xào hành tây + Chả cuốn lá lốt + Bắp cải luộc
  • Bữa phụ: Táo + Xúc xích

Ngày 3

  • Bữa chính: Bún bò + Bánh yến mạch + Cam
  • Bữa phụ: Ngô + Sữa đậu nành
  • Bữa chính: Cơm trắng + Thịt gà rang gừng + Canh sườn nấu me + Củ cải luộc
  • Bữa phụ: Sinh tố bơ 
  • Bữa chính: Cơm trắng + Chân gà hầm nấm + Canh cua mồng tơi + Măng tây xào thịt bò
  • Bữa phụ: Nước ép táo, ngũ cốc

Ngày 4

  • Bữa chính: Xôi thịt + Trứng luộc + Táo
  • Bữa phụ: Ngũ cốc + sữa tươi
  • Bữa chính:  Cơm trắng + Gà tần + Súp lơ xào thịt bò + Canh mướp + Đậu nhồi thịt
  • Bữa phụ: Nho + sữa chua
  • Bữa chính: Cơm gạo lứt + Cá chép hấp + Sườn xào chua ngọt + Măng tây xào tỏi
  • Bữa phụ: Bánh quy + Nước ép cà rốt

Ngày 5

  • Bữa chính: Cháo cá hồi + Táo + Nước ép dưa
  • Bữa phụ:  Sữa đậu nành + Ngũ cốc
  • Bữa chính:  Cơm trắng + Thịt bò xào nấm + Canh khoai sọ nấu xương + Móng giò luộc + Súp lơ luộc
  • Bữa phụ: Cua hấp
  • Bữa chính: Cơm gạo lứt + Chim bồ câu hầm hạt sen + Thịt bò xào nấu + Rau cải luộc
  • Bữa phụ: Bánh quy + Nước ép táo

Ngày 6

  • Bữa chính: Bánh cuốn + Sữa
  • Bữa phụ: Váng sữa + chuối
  • Bữa chính: Cơm trắng + Canh măng chua cá chép + Thịt kho trứng + Rau muống xào
  • Bữa phụ: Bánh yến mạch, sữa tươi
  • Bữa chính: Cơm trắng + Cá kho + Bắp cải xào + Canh rau cải nấu thịt băm + Thịt nấu đậu
  • Bữa phụ: Sữa tươi

Ngày 7

  • Bữa chính: Cơm tấm sườn + Nước ép hoa quả
  • Bữa phụ: Ngũ cốc
  • Bữa chính: Bún riêu cua
  • Bữa phụ: Sữa chua trái cây, chè đậu
  • Bữa chính: Cơm trắng + Canh khổ qua nhồi thịt + Tôm rang thịt ba rọi + Đậu đũa xào thịt + Đu đủ 
  • Bữa phụ: Sinh tố bơ + sữa

Ngày 8

  • Bữa chính: Bánh mì thịt, nước dừa
  • Bữa phụ: Cháo gà
  • Bữa chính: Cơm, Súp lơ luộc, bò kho, canh đậu nấu xương, nước cam
  • Bữa phụ: Khoai luộc
  • Bữa chính: Cơm, canh bầu nấu tôm, cá chép hấp, thịt lợn luộc táo
  • Bữa phụ: Nước ép dưa hấu, bánh quy

Ngày 9

  • Bữa chính: Bánh bao, kiwi, nước ép ổi
  • Bữa phụ: Ngũ cốc + sữa
  • Bữa chính: Cơm, ớt chuông xào thịt bò, cá hồi áp chảo, nước ép táo
  • Bữa phụ: Cháo gà
  • Bữa chính: Cơm, canh rong biển tàu hủ, rau lang luộc, tim xào giá, thịt bò hầm
  • Bữa phụ: Nước ép bưởi, bánh quy

Ngày 10

  • Bữa chính: Ngũ cốc, sữa, chuối, bánh quy
  • Bữa phụ: Cháo gà ác
  • Bữa chính: Cơm trắng, cá hồi, rau luộc, canh khoai tây nấu xương, nước ép dưa hấu
  • Bữa phụ: Bánh mì kẹp thịt bò
  • Bữa chính: Cơm, thịt lợn rán, bắp cải trắng luộc, trứng chiên, nước ép cà rốt
  • Bữa phụ: Sữa tươi, bánh quy

 

Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng giữa thai kỳ?

Những thực phẩm bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần tránh

Những thực phẩm bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần tránh

Mặc dù thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thoải mái hơn 3 tháng đầu, nhưng không thể vì thế mà mẹ bầu có thể ăn thả ga và lơ là những món cần kiêng kỵ. Mẹ cần chú ý tránh những nhóm thực phẩm sau:

  • Hạn chế đồ ăn cay - nóng: Những thực phẩm này không chỉ dễ làm mẹ bầu mất nước, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ, dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón. Khi tình trạng táo bón nặng mẹ phải rặn nhiều lúc đó tử cung cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.
  • Tránh xa thức uống có chất kích thích như: cà phê, bia rượu…bởi nó sẽ khiến tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
  • Kiêng cữ các món ăn quá ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá mức có thể làm mẹ bầu hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế ăn bột ngọt: Trong bột ngọt có chứa Sodium glutamate là thành phần làm tiêu hao lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng gia vị này nhé.

Kết 

Trên đây những gợi ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ, mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved