Ăn dặm truyền thống là gì? Cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng giúp bé cao lớn, khỏe mạnh

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp được áp dụng rất nhiều từ thời ông bà ta đến nay. Ông bà chỉ lại cho bố mẹ, bố mẹ hướng dẫn cho chúng ta. Tuy nhiên, cũng vì sự phổ biến của phương pháp này mà rất nhiều người ỷ lại, không tìm hiểu rõ về cách cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, dẫn đến sai phương pháp, hạn chế sự phát triển của con rất nhiều.

Chính vì vậy, đừng tiếc 5 phút cùng GenZ Làm Mẹ đọc qua bài viết này, tất cả những hướng dẫn về phương pháp ăn dặm truyền thống và cách xây dựng thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm truyền thống giúp con phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Ăn dặm truyền thống là gì? Có ưu và nhược điểm nào?

Ăn dặm truyền thống là gì? Có ưu và nhược điểm nào?

Ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp phổ biến và dễ dàng áp dụng nhất. Bất kể trẻ có chậm ăn hay thích nghi nhanh với các món ăn dặm thì đều có thể sử dụng phương pháp này. Chỉ cần xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung với món chính. Độ thô của thức ăn sẽ tăng dần sau khi bé đã quen với những món ăn mới.

Với định nghĩa đơn giản như vậy, rất nhiều bố mẹ cho rằng ăn dặm kiểu truyền thống có gì đâu mà khó. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh khi bố mẹ cho bé ăn dặm kiểu truyền thống. Cho nên bố mẹ cần tuân thủ một số quy tắc nếu muốn bé yêu nhà bạn được khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.

Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

  • Thức ăn được xay nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé.
  • Bé ăn được đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin.
  • Cách nấu ăn dặm truyền thống dễ, không mất nhiều thời gian, phù hợp với những bố mẹ bận rộn.
  • Các món ăn dặm truyền thống dễ ăn, bé ăn được nhiều hơn.

Nhược điểm của hình thức ăn dặm kiểu truyền thống

  • Thức ăn xay nhuyễn, trộn lẫn với nhau nên khó tập cho bé phân biệt được mùi vị của từng thực phẩm.
  • Ăn thức ăn xay nhuyễn trong một thời gian dài khiến kỹ năng nhai, nuốt đồ ăn không được phát triển tối đa. Việc tập ăn thức ăn thô sau này sẽ mất nhiều thời gian.
  • Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống khiến bé không thực sự tập trung vào bữa ăn mà bị các yếu tố bên ngoài làm phân tâm.

>> Xem thêm: Để hạn chế được các nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống, bố mẹ có thể tham khảo thêm hình thức ăn dặm truyền thống kết hợp BLW để giúp con ăn nhanh hơn, tự lập hơn.

6 Nguyên tắc cần biết khi áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 - 7 tháng tuổi

Nguyên tắc cần biết khi áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 - 7 tháng tuổi

Cho ăn từ bột vị ngọt đến mặn, từ loãng đến đặc

Để làm quen với đồ ăn dặm, hãy cho bé thử trước các loại bột có hương ngọt, sau đó mới chuyển sang các loại bột, cháo mặn. Điều này đảm bảo hệ tiêu hóa được làm quen từ từ với các loại đồ ăn mới, không gây hại cho bao tử, dạ dày của con.

Đa dạng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé

Khi mới tập ăn dặm, sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất chính, nhưng không phải vì vậy mà bố mẹ bỏ qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Một thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống đa dạng giúp con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, làm quen với những thực phẩm mới, rút ngắn quá trình tập ăn dặm cho con.

Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng thời điểm

Thường thì bố mẹ sẽ bắt đầu cho con ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số để tham khảo. Tùy vào thể trạng để chọn một mốc thời gian hợp lý cho từng bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn vì ở giai đoạn phát triển, con sẽ cần một lượng dinh dưỡng lớn. Nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất, rất dễ xảy ra tình trạng trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Ở giai đoạn đầu, không nhất thiết phải ép bé ăn nhiều

Không phải cứ cho con ăn nhiều là bé sẽ làm quen với việc ăn dặm nhanh hơn. Những ngày đầu, bố mẹ hãy cho bé ăn từ ít đến nhiều, có thể bắt đầu từ  2 - 3 muỗng. Nếu bé không chịu ăn thì hãy kiên nhẫn và thử lại vào lần sau. Hạn chế tối đa việc la mắng con nhỏ vì sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, sau này bé càng sợ việc ăn dặm hơn.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm

Dụng cụ ăn dặm cũng là một yếu tố kích thích sự tò mò, giúp trẻ hứng thú ăn dặm hơn. Vì vậy, trước khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, bố mẹ hãy trang bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm cho bé nhé.

>> Xem thêm: Các dụng cụ ăn dặm cho bé bố mẹ cần chuẩn bị!

Đảm bảo các món ăn chất lượng nhất

Nhiều ông bố bà mẹ do quá bận rộn nên nấu một nồi cháo ăn dặm rồi chia nhỏ cho bé ăn nhiều lần. Tuy nhiên, nếu đồ ăn để quá lâu sẽ không còn giữ được hương vị cũng như dưỡng chất của món ăn. Vì vậy, nếu được thì nên thường xuyên nấu các món ăn mới.

Ngoài ra, các loại nguyên liệu dùng để nấu đồ ăn cũng cần tươi và sạch. Bố mẹ nên chọn mua thực phẩm thật kỹ và sơ chế đúng cách để bảo đảm chất lượng món ăn.

Các loại vitamin, khoáng chất cần có trong thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống

Các loại vitamin, khoáng chất cần có trong thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống

Ở giai đoạn này, con cần một số loại dưỡng chất để có thể phát triển toàn diện, thông minh. Vì vậy, thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm truyền thống của bé nên có những chất sau:

  • Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, bánh mì, khoai tây,…
  • Chất đạm: thịt bò, phô mai, cá, trứng, sữa, các loại đậu,...
  • Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.
  • Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,...
  • Chất sắt: Các loại đậu nghiền bột như đậu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.
  • DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.

Thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm truyền thống giúp bé cao lớn, thông minh

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống đa dạng sẽ giúp con bạn không bị nhàm chán với các món ăn, đồng thời bổ sung được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển. Sau đây là gợi ý thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm truyền thống bố mẹ có thể tham khảo:

Tuần 1: 

  • Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
  • Thứ 3: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
  • Thứ 4: Súp khoai tây sữa, đậu.
  • Thứ 5: Cháo mịn trứng, cà chua.
  • Thứ 6: Khoai lang nghiền, cải thìa.
  • Thứ 6: Cháo bí đỏ, cải xoăn.
  • Chủ nhật: Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.

Tuần 2, 3, 4, bố mẹ có thể thay đổi thứ tự các món ăn ở trên, đồng thời, để đa dạng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số món ăn sau:

  • Bột gạo sữa bí đỏ
  • Bột gạo sữa cà rốt
  • Bột gạo sữa rau ngót
  • Bột gạo sữa rau cải bó xôi
  • Bột yến mạch sữa
  • Chuối xay
  • Táo xay
  • Bơ xay
  • Xoài xay
  • Đu đủ xay

Cách nấu một số món ăn dặm truyền thống cho bé đơn giản, dễ làm

Nấu các món ăn dặm truyền thống cho bé cũng không quá phức tạp. Bố mẹ chỉ cần bỏ một ít thời gian là có thể chế biến được những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bé. Sau đây là một số công thức bố mẹ có thể tham khảo.

Cách nấu cháo trắng cà rốt truyền thống

Cách nấu cháo trắng cà rốt truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Cà rốt

Các bước nấu cháo trắng cà rốt cho bé:

  • Bước 1: Nấu nồi cháo trắng với tỷ lệ 1:10 (gạo/nước).
  • Bước 2: Rây cháo qua lưới cho thật mịn.
  • Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín.
  • Bước 4: Nghiền nhỏ cà rốt rồi trộn đều với cháo trắng cho bé ăn.

Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 20g đậu phụ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 20g bột gạo

Cách chế biến bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà bổ dưỡng:

  • Bước 1: Đun sôi đậu phụ, để cho ráo nước rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Lấy đậu phụ nghiền nhuyễn trộn đều với lòng đỏ trứng gà.
  • Bước 3: Khuấy đều bột với nước, đánh đều tay để bột không vón cục.
  • Bước 4: Trộn đều bột với hỗn hợp đậu phụ lòng đỏ trứng và nấu đến khi sôi.

Cách nấu súp khoai tây sữa bổ dưỡng

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 60ml sữa mẹ/sữa công thức
  • Nửa củ khoai tây.

Cách nấu súp khoai tây sữa ăn dặm cho bé:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, sau đó đem luộc chín mềm.
  • Bước 2: Lấy khoai với sữa bỏ vào nồi nấu đến lúc khoai nhừ.
  • Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp rồi cho bé ăn.

Cách làm bơ trộn sữa bổ đầy đủ vitamin, dưỡng chất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1/4 quả bơ chín
  • 50 - 60ml sữa mẹ/sữa công thức.

Các bước làm bơ trộn sữa thơm ngon cho con:

  • Bước 1: Bơ gọt bỏ vỏ, thái lát nhỏ rồi nghiền mịn.
  • Bước 2: Trộn đều sữa và bơ.

Đối với các bé đã quen với việc ăn dặm, bạn có thể chuyển sang nấu một số loại cháo thịt, cá để con thay đổi mùi vị, ngăn chặn tình trạng biếng ăn.

>> Xem thêm: Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

Trên đây là những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu truyền thống và cách xây dựng thực đơn 30 ngày đầu ăn dặm truyền thống như thế nào để đầy đủ dinh dưỡng nhất. Hy vọng sau khi đọc các hướng dẫn ăn dặm truyền thống này, bố mẹ sẽ không còn thắc mắc cho cách áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 tháng tuổi như thế nào cho tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved