Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa là một vấn đề rất thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ không được chủ quan, xem nhẹ việc này. Bởi đến độ tuổi ăn dặm, bé cần bổ sung nhiều dưỡng chất thì mới có thể phát triển toàn diện. Nếu không, trẻ rất dễ rơi vào tình trạng chậm phát triển, nhẹ cân và suy dinh dưỡng.
Ngay sau đây, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và cách làm sao để bé hứng thú ăn dặm. Từ đó giúp con phát triển tốt nhất, không bị thụt lùi so với các bạn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ở trong độ tuổi ăn dặm mà bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa thì rất có thể con sẽ bị thiếu hụt 1 số dưỡng chất, dẫn đến cơ thể không thể phát triển tốt nhất.
Do đó, các bé trên 6 tháng tuổi nên ăn dặm để đáp ứng được lượng dinh dưỡng cần thiết, đồng thời hệ tiêu hóa tập làm quen với thức ăn mới. Đối với các bé không ăn dặm chỉ uống sữa còn rất dễ gặp tình trạng cơ hàm yếu, sau này rất khó nhai, nuốt những loại thực phẩm khác. Vì vậy, khi con bạn rơi vào trường hợp này, hãy tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ là gì để có phương án xử lý phù hợp, nhanh chóng nhất.
Rối loạn tiêu hóa hay loạn khuẩn đường ruột cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bé không hứng thú ăn dặm mà chỉ uống sữa. Hệ tiêu hóa còn non trẻ, dễ bị các vi khuẩn, vi rút tấn công, làm rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột, dẫn đến hấp thụ kém, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón,...
Đây là tình trạng chung của rất nhiều bé hiện nay. Ở giai đoạn tập ăn dặm, bé lần đầu tiếp xúc với những loại đồ ăn mới như cháo, bột,... nên rất dễ xảy ra tình trạng trẻ không chịu ăn, nhè ra và không chịu nuốt. Vì vậy, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cho bé thêm thời gian để thích nghi với thực đơn mới này.
Chế độ ăn dặm cũng là một trong những yếu tố khiến bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa. Sai lầm lớn nhất ở các ông bố bà mẹ khi tập cho con ăn dặm là cắt bỏ lượng sữa, cho bé ăn quá nhiều. Mọi người hãy nhớ 1 điều là đối với các bé mới tập ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ, sữa công thức. Chỉ nên cho bé ăn dặm từ ít một, nếu không cơ thể không kịp thích nghi, gây ra một số vấn đề sức khỏe. Từ đó trẻ ảnh hưởng tâm lý, không còn muốn ăn dặm.
Khi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, bé có cảm giác khó chịu trong người, nướu đau và sưng nên không còn hứng thú với việc ăn dặm. Bố mẹ cần để ý các biểu hiện của con trẻ để có hướng xử lý cho phù hợp.
Trẻ nhỏ bị bệnh là một điều hết sức bình thường. Khi hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, các vi rút dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, từ đó dẫn đến một số bệnh như cảm cúm, viêm họng làm cho bé mệt mỏi trong người, không muốn ăn.
Còn nhỏ thì ốm vặt là chuyện hết sức bình thường. Lúc đó, bố mẹ cho con uống nhiều uống để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn của con, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Từ đó gây ra tình trạng trẻ không chịu ăn dặm chỉ uống sữa.
Ngoài ra, đối với các gia đình thường xuyên cho con uống vitamin và thuốc kích thích ăn ngon, sau khi ngừng sử dụng những thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng bé lười ăn dặm.
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa. Lý do là bởi vitamin và dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn, kích thích vị giác của con. Cho nên nếu bé thiếu các chất như sắt, canxi, vitamin A, B1, D,... thì hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Bé ăn dặm không chịu há miệng, chỉ uống sữa cũng có thể là bởi các yếu tố môi trường tác động. Thời tiết nóng bức, không gian xung quanh ồn ào làm trẻ mất tập trung, hoặc khó chịu trong người. Khi đó, con không còn hứng thú với việc ăn uống.
Khi bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa, bố mẹ hãy thử áp dụng một số kinh nghiệm sau nhé:
Cho con ăn dặm ngay sau khi bú sữa là việc tuyệt đối nên tránh. Bởi vì sau khi bú sữa, bé đã no nên khó có thể nạp thêm các món ăn khác. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên tách bữa ăn dặm của bé xa cữ bú khoảng 2 - 3 tiếng. Khi bụng bé đã tiêu hóa hết sữa thì bé sẽ hào hứng hơn với việc ăn dặm.
Đây là một phương pháp được các chuyên gia khuyên nên áp dụng cho con. Việc cho bé thoải mái bốc thức ăn giúp bé cảm thấy hứng thú, từ đó dễ dàng chấp nhận thức ăn hơn. Đây là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Bố mẹ có thể tham khảo thêm.
>> Tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy!
Ở giai đoạn đầu tập ăn, bé còn nhiều bỡ ngỡ với những đồ ăn mới nên việc không chịu ăn dặm là hết sức bình thường. Đừng vì vậy mà không tiếp tục tập cho bé ăn. Hãy kiên nhẫn với trẻ, cho ăn từ ít đến nhiều để bé làm quen với các món ăn mới. Không nên la mắng, to tiếng rất dễ làm con sợ, ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến tình trạng biếng ăn sau này.
Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, bé cần nhiều thời gian làm quen với loại đồ ăn đó. Trên thực tế thì mẹ cần cho bé ăn khoảng 10 lần thì bé mới dần quen và có thể ăn dễ dàng. Vì vậy, nếu trong lần đầu tiên bé không chịu ăn món nào đó thì bạn vẫn nên cho bé tiếp tục ăn vào những bữa sau.
Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa cũng có thể là vì bé đã quá nhàm chán với các món ăn hiện tại. Nhiều ông bố bà mẹ do không có nhiều thời gian nên không nấu đa dạng đồ ăn, chỉ nấu 1 nồi cháo rồi cho bé ăn cả ngày. Việc này lâu dần khiến cho con không cảm cảm thấy hứng thú với đồ ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Dụng cụ ăn dặm cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện tình trạng bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa. Những vật dụng này có tác dụng thu hút sự chú ý của bé, tạo cảm giác tò mò. Từ đó kích thích bé ăn nhiều hơn.
>> Xem thêm: Các dụng cụ ăn dặm cho bé
Hy vọng với những gì GenZ Làm Mẹ vừa chia sẻ, khi gặp tình trạng bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa bố mẹ biết phải làm sao để bé hứng thú ăn dặm hơn. Khi con có đầy đủ dưỡng chất, cơ thể sẽ phát triển tốt, không bị thụt lùi so với bạn bè đồng trang lứa. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi, các chuyên gia sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Thân chào!