Các kiểu ăn dặm tốt nhất cho bé được nhiều bố mẹ Việt Nam áp dụng

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ở giai đoạn này, con được tiếp xúc với các loại đồ ăn mới, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, để quá trình tập cho bé ăn thuận lợi nhất, bố mẹ cần biết cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu các kiểu ăn dặm tốt nhất cho bé ngay sau đây!

Dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm như thế nào là hợp lý?

Dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm như thế nào là hợp lý?

Nguồn dinh dưỡng chính ở độ tuổi này vẫn là sữa mẹ, sữa công thức. Vì vậy, bố mẹ không được loại bỏ sữa hoàn toàn khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Ăn dặm chỉ là bữa bổ sung thêm chất cho con. Ngoài ra, ở giai đoạn ăn dặm, bé cần bổ sung đa dạng dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh. 

 

Tuy nhiên, khi mới tập ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt nên không phải thực phẩm nào cũng phù hợp. Nếu ăn những thực phẩm không phù hợp có thể gây ra một số ảnh hưởng về đường tiêu hóa, ảnh hưởng xấu cho dạ dày. Vì vậy, bố mẹ cần cẩn thận trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho con. Sau đây là một số thực phẩm tốt cho bé bạn có thể tham khảo:

  • Nhóm tinh bột bao gồm: gạo, ngô, mì, khoai,…
  • Nhóm cung cấp chất đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ,…
  • Nhóm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm: rau, quả. Nên chọn những loại rau màu xanh thẫm và các loại quả màu đỏ hoặc vàng cho bé.
  • Nhóm chất béo bao gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc,...

Lưu ý khi chế biến món ăn dặm, không nên nêm nếm quá nhiều gia vị, đảm bảo thức ăn mềm, dễ ăn, dễ nuốt. Nên cho bé ăn từng ít một. Và sau khi bé đã ăn quen với những loại thực phẩm này, bố mẹ có thể tăng lượng thức ăn của trẻ lên cho phù hợp với độ tuổi. 

Các kiểu ăn dặm phổ biến nhất hiện nay 

Có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 3 kiểu ăn dặm chính để tìm được một phương pháp phù hợp cho bé.

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Phương pháp đầu tiên cũng là kiểu ăn dặm được áp dụng phổ biến nhất là ăn dặm truyền thống. Đối với phương pháp này, các ông bố bà mẹ sẽ tập cho bé ăn bột xay chung với một số loại thực phẩm phù hợp. Sau này, khi bé mọc răng thì chuyển sang cho con ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn để bổ sung đa dạng dưỡng chất.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống:

  • Bé có thể ăn được nhiều ngay trong giai đoạn mới tập ăn.
  • Thức ăn xay nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của con.
  • Bố mẹ không mất quá nhiều thời gian chế biến món ăn.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống:

  • Sau này mất nhiều thời gian để tập cho bé ăn các món ăn thô hơn, phản xạ nhai cần luyện tập nhiều.
  • Nhiều loại đồ ăn được xay nhuyễn với nhau nên bé khó cảm nhận được mùi vị. Đồng thời nếu có xảy ra dị ứng thì khó phát hiện là do thực phẩm nào.

>> Tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống!

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

Ăn dặm tự chỉ huy là một trong các kiểu ăn dặm được các ông bố bà mẹ Việt Nam áp dụng rất nhiều. Với cách ăn dặm kiểu BLW này, bé là người quyết định quá trình ăn của mình ngay từ đầu. Bố mẹ chỉ phân loại đồ ăn và bé sẽ tự ăn theo nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng không cần mất nhiều thời gian cho con ăn vì có thể cho bé ngồi cùng bàn ăn chung với cả nhà, tự cầm nắm thức ăn và cho lên miệng.

Phương pháp này sẽ cho bé được tự quyết định quá trình ăn của mình ngay từ đầu. Bố mẹ chỉ chọn loại đồ ăn và bé là người sẽ quyết định cách ăn cũng như khối lượng thức ăn. Phương pháp ăn dặm này có các đặc điểm cơ bản sau: bé có thể ngồi cùng bàn và ăn chung với cả nhà; bé sẽ tự ăn và ăn thô y như người lớn; bé được tự chọn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm nắm bằng tay nguyên miếng thức ăn đã được hầm mềm.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:

  • Tập cho bé ăn dặm một cách tự nhiên nhất. Bé nhanh chóng thành thạo các kỹ năng nhai, kiểm soát thức ăn.
  • Tạo thói quen ăn uống độc lập từ nhỏ.
  • Bé học được cách sử dụng tay, mắt nhuần nhuyễn hơn, kết hợp nhiều bộ phận để có thể đưa đồ ăn vào miệng.
  • Không mất nhiều thời gian làm quen với các loại thực phẩm.
  • Chế độ ăn phong phú, dễ chế biến. Không mất nhiều thời gian của bố mẹ cho con ăn.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:

  • Chưa ăn quen, bé có thể bị hóc đồ ăn.
  • Bé thích ăn gì thì chỉ ăn cái đó, bố mẹ khó kiểm soát được chất lượng thức ăn và lượng dinh dưỡng bé nạp vào cơ thể.
  • Sau bữa ăn sẽ mất nhiều thời gian dọn dẹp.

>> Tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy!

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Để tập cho bé ăn dặm đúng cách thì bố mẹ cũng có thể tham khảo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Chế độ ăn thì bé sẽ không ăn bột, mà bắt đầu ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10. Việc này giúp giữ được vị nguyên bản của món ăn, độ thô của món ăn có thể dễ dàng thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Giúp vị giác của bé phát triển tốt hơn, khám phá hương vị từng món ăn một cách dễ dàng.
  • Trong các kiểu ăn dặm thì ăn dặm kiểu Nhật giúp khả năng ăn những thức ăn thô phát triển nhanh hơn, kỹ năng nhai và nuốt hoàn thiện sớm. 
  • Tập cho trẻ thói quen ngồi ăn, bé tập trung vào bữa ăn hơn, nâng cao kỹ năng tự lập.
  • Tâm lý của bé thoải mái, không bị áp lực khi ăn.
  • Bé làm quen được nhiều hương vị, không bị nhàm chán, vị giác phát triển nhanh.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Mất nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị các món ăn cho con.
  • Kiên nhẫn trong việc dạy bé ngồi ăn và cách cầm thìa.

>> Tìm hiểu thêm về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật!

Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Sau khi tìm hiểu về các kiểu ăn dặm thì nhiều bố mẹ thắc mắc phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống hay phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Tùy theo tích cách từng bé mà bố mẹ áp dụng kiểu ăn dặm phù hợp. 

Ngoài ra, bên cách áp dụng các kiểu ăn dặm độc lập, bố mẹ cũng có thể thử phương pháp ăn dặm 3 trong 1. Đây là sự kết hợp 3 phương pháp ăn dặm trên lại với nhau. Lúc này, bố mẹ sẽ là người hỗ trợ cho con ăn đút, hướng dẫn con, vừa tập cho bé ăn các thực phẩm thô ngay từ sớm. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là không được la mắng, ép con ăn, nói không với tivi, điện thoại để bé tập trung tối đa vào bữa ăn của mình.

Phương pháp ăn dặm 3in1 này vừa có thể tận dụng các ưu điểm, vừa loại bỏ nhược điểm của các kiểu ăn dặm hiện nay. Về lâu dài, bé có thể hấp thụ tốt, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí thông minh.

Trên đây là tổng hợp các kiểu ăn dặm phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều ông bố bà mẹ Việt Nam áp dụng cho con của mình. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đã biết nên cho bé ăn dặm kiểu nào, phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved