Nhật Bản là quốc gia có phương pháp nuôi dạy con rất tốt, đặc biệt là trong vấn đề về tập cho bé ăn dặm. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp quá trình tập ăn hiệu quả hơn, bé không bị áp lực tâm lý và vị giác phát triển tốt nhất.
Nếu bé nhà bạn đang trong quá trình bắt đầu tập ăn dặm thì đừng bỏ qua phương pháp này nhé. Ngay sau đây, hãy cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu về ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào, để từ đó có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất!
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp đa dạng các loại thực phẩm, từ đó xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng và phù hợp với độ tuổi phát triển của bé. Khi bé được bổ sung những loại thực phẩm phù hợp, cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất, kích thích vị giác ăn ngon và phát triển khỏe mạnh.
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật không quá phức tạp. Bố mẹ cũng không cần sử dụng đến máy xay để chế biến đồ ăn cho con. Thay vào đó, bố mẹ chỉ cần dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn. Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật này vừa giúp bé dễ ăn, dễ nuốt, vừa cảm nhận được hương vị của thức ăn, kích thích vị giác phát triển.
Tuy nhiên, khi tập ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu, bố mẹ nên cho bé bắt đầu với các món cháo lỏng được làm mịn bằng rây. Điều này giúp con tập làm quen với cách ăn mới, sử dụng thìa và nuốt thức ăn thay vì bú sữa mẹ hay sữa công thức.
Sau khi bé đã sành ăn hơn một chút, bố mẹ có thể thay đổi thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con. Hãy bắt đầu với các món cháo đặc hơn và kèm rau củ nghiền mịn. Sau đó chuyển dần sang ăn cơm kèm với thịt cá, rau củ. Quá trình chuyển đổi thực đơn ăn dặm sẽ phụ thuộc vào mức độ quen thuộc của bé với món ăn chứ không phải độ tuổi. Nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng 6 tháng tuổi cho con ăn bột, 7 tháng phải cho con ăn cháo và trên 8 tháng cho bé ăn cơm.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, bố mẹ chỉ nên thay đổi thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi con có thể ăn những món ăn bố mẹ chuyển bị một cách dễ dàng. Chẳng hạn như bé đã ăn cháo được nhiều, nhanh thì lúc này mới nên cân nhắc cho bé ăn cơm. Khi con chưa sẵn sàng mà ép con thay đổi sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tâm lý, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
>> Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống để tận dụng được ưu điểm của các phương pháp khác nhau!
Theo cách nấu ăn kiểu Nhật, họ rất ít khi dùng xương và thịt để nấu nước súp, thay vào đó là sử dụng cá khô bào và rong biển để bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, để áp dụng cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ không nhất thiết phải 100% làm theo họ mà có thể tận dụng một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như cà rốt, bí đỏ, bắp cải,... vừa dễ kiếm, vừa tốt cho bé.
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu, bố mẹ có thể nấu cháo loãng, nghiền nhuyễn và rây mịn cho bé làm quen. Thông thường, công thức chuẩn sẽ là 1:10, 1 phần bột gạo và 10 phần nước và không thêm gia vị.
Sau một thời gian bé quen với thức ăn dạng lỏng này, bố mẹ có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của con một số loại rau củ quả dễ tiêu hóa đã hấp chín và nghiền mịn như khoai tây, bí đỏ, đu đủ chín, chuối chín,...
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lượng đạm vào khẩu phần ăn của bé, chẳng hạn như lòng trắng trứng, thịt gà, đậu hũ. Nhưng hãy nhớ rằng làm mềm, mịn để bé không bị nghẹn, dễ nuốt.
Ở giai đoạn này, mục đích chủ yếu là cho con làm quen với dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách dùng các chén và muỗng. Vì vậy, không nhất thiết phải cho bé ăn dặm quá nhiều mỗi ngày. Có thể cho bé ăn 1 - 2 bữa mỗi ngày. Nếu bé chưa quen thì có thể ngưng và thử lại vào ngày hôm sau.
Sau khi đã áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé được 1 - 2 tháng, bố mẹ có thể các món cháo theo tỷ lệ đặc hơn, ví dụ 10g gạo với 70ml nước. Thêm các loại rau củ quả, thịt cá để bổ sung dưỡng chất cho con. Ở độ tuổi này, bố mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa một ngày, bổ sung các loại hoa quả tráng miệng và để con tự ăn dặm.
>> Tham khảo các món cháo cho bé 7 tháng tuổi để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con!
Ở giai đoạn này, khả năng nhai nuốt đồ ăn của bé đã khá thành thạo. Cho nên, các món ăn lúc này có thể được chế biến thô hơn trước. Tỷ lệ thông thường sẽ là 10g gạo với 50ml nước, có thể thêm một số gia vị nhưng vẫn cần hạn chế. Lượng thức ăn sẽ tăng dần dựa theo nhu cầu riêng của từng bé.
Ngoài 2 bữa ăn dặm chính, có thể cho con ăn thêm các loại hoa quả để bổ sung thêm vitamin cần thiết. Không nhất thiết phải nghiền nhuyễn mà có thể cho bé tự cầm ăn.
Giai đoạn này bé đã quen với việc ăn dặm và có thể hấp thụ rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hệ tiêu hóa cũng đã quen dần nên bố mẹ có thể giảm lượng sữa cho con và bắt đầu ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, duy trì lượng sữa phù hợp với nhu cầu và bổ sung các bữa phụ bằng sữa chua, các loại hoa quả.
Hãy để ý đâu là các loại thực phẩm bé thích ăn, những món nào bé không thích hoặc có thể gây dị ứng, gây ra một số vấn đề cho cơ thể để có thể điều chỉnh thực đơn cho bé phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Các dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật bố mẹ nên chuẩn bị
Phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật được xây dựng với mục tiêu xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bé phát triển bình thường, không bị béo phì. Đồng thời, cho bé ăn các món có vị nhạt để sau này dễ điều chỉnh khẩu vị cho con. Tuân thủ theo những nguyên tắc này thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tâm lý của bé trong mỗi bữa ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bữa ăn. Bố mẹ không nên tập trung quá nhiều vào việc cho con ăn bao nhiêu, mà hãy để ý xem tâm trạng của bé như thế nào, vui hay buồn. Khi tâm lý con không tốt, đừng ép bé ăn quá nhiều, la mắng, to tiếng vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý sau này trẻ lớn lên.
Hãy cố gắng tạo một bầu không khí thoải mái, tươi vui trong mỗi bữa ăn. Việc này vừa giúp bé ăn nhiều hơn, vừa giúp bé cảm thấy hứng thú vào các bữa ăn tiếp theo.
Xây dựng lịch ăn dặm cho bé là rất cần thiết. Đừng rảnh lúc nào thì cho con ăn lúc đó mà nên có một lịch cụ thể. Tập cho bé ăn đúng giờ là thói quen rất tốt. Khi đó cứ mỗi lần đến bữa bé sẽ ăn ngon miệng và tập trung hơn.
>> Xem thêm: Cách chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Cách bảo quản đồ ăn dặm kiểu Nhật không quá phức tạp, đặc biệt là các loại thịt. Bố mẹ hãy thực hiện các bước sau đây:
Để giữ cá không bị hư, bố mẹ có thể tham khảo các bước sau đây:
Bảo quản rau và trái cây khá đơn giản. Không cần mất quá nhiều công sức.
Cháo và súp sau khi chế biến, bố mẹ để nguộn và cho vào từng khay đá. Thực hiện tương tư như bảo quản thịt và trái cây là được. Lưu ý là cháo, súp chỉ nên bảo quản và sử dụng trong 2 - 3 ngày.
Bố mẹ cũng có thể bảo quản nước rau củ nếu chưa sử dụng hết. Một số loại nước rau củ nhiều dinh dưỡng như cà rốt, bắp cải, nấm,...
Nước rau củ để nguội, thực hiện tương tự cách bảo quản cháo ở trên. Thời hạn sử dụng cũng là từ 2 - 3 ngày.
Trên đây là những điều bố mẹ cần biết về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Hy vọng sau khi tìm hiểu về ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ biết nên tập ăn dặm cho con như thế nào là tốt nhất. Từ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề ăn dặm kiểu Nhật cho bé mới bắt đầu, đừng ngần ngại để lại câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí cho bạn. Thân chào!