Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống như thế nào là tốt nhất?

Ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống cũng có ưu nhược điểm riêng. Vậy làm cách nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con? Thay vì áp dụng từng phương pháp riêng lẻ, bố mẹ có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống, tận dụng các ưu điểm của từng phương pháp, giúp con luôn được bổ sung đủ dinh dưỡng. Cùng GenZ Làm Mẹ tìm hiểu cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống ngay sau đây!

So sánh ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

So sánh ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong những phương pháp được rất nhiều ông bố bà mẹ ngày nay áp dụng cho con. Ở giai đoạn đầu, bố mẹ sẽ cho con ăn cháo loãng với tỷ lệ 1:10. Các loại thực phẩm khác như rau củ, hoa quả, thịt cá sẽ được chế biến tùy thuộc độ nhạy với món ăn của bé. Tùy theo mức độ thích nghi với món ăn mà bạn nấu với độ thô nhất định. 

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bạn cần cho bé ngồi chung bàn ăn với người lớn, hạn chế cho bé xem tivi, chơi điện thoại hay đồ chơi để tập trung hơn vào bữa ăn. 

Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật:

  • Giúp bé tập trung hơn vào bữa ăn, không bị phân tâm, từ đó bé ăn nhiều hơn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập cho con làm quen với thức ăn thô từ sớm. Các kỹ năng nhai, nuốt thức ăn nhanh chóng hoàn thiện.
  • Các món ăn lưu giữ được mùi vị giúp bé có thể cảm nhận dễ dàng. Vị giác cũng phát triển nhanh hơn.
  • Biết được sở thích ăn uống của bé, từ đó xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp.
  • Tập lý thoải mái khi ăn, từ đó giúp con ăn ngon miệng hơn.

>> Tìm hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật!

Hạn chế của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Mất nhiều thời gian hơn trong việc chuẩn bị, chế biến các món ăn cho bé.
  • Thời gian đầu bố mẹ cần kiên nhẫn trong việc tập cho bé ngồi ăn. 
  • Bé ăn theo sở thích của mình nên có thể không ăn nhiều, không đủ chất, dẫn đến chậm tăng cân.

Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

Đây là kiểu ăn dặm được áp dụng rất nhiều từ thời ông bà, cha mẹ của chúng ta. Phương pháp này giúp bé dù chậm thích nghi với việc ăn dặm vẫn có thể làm quen và từ từ ăn dặm thành thạo hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế của nó. Hãy cùng điểm qua một số ưu, nhược điểm của hình thức này.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

  • Bé ăn tiếp cận với các món ăn mới.
  • Các món dễ ăn, ăn được nhiều hơn.
  • Thức ăn xay nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
  • Chế biến món ăn đơn giản, không mất nhiều thời gian.

Nhược điểm của kiểu ăn dặm truyền thống:

  • Thức ăn xay nhuyễn, bé khó phân biệt được mùi vị của từng loại đồ ăn. Khó biết được bé thích hay không thích thực phẩm nào.
  • Mất nhiều thời gian để bé tập ăn những món ăn thô hơn.
  • Không tạo thói quen tập trung vào bữa ăn cho bé. Bé có thể chơi đùa, coi tivi,... dẫn đến ăn ít hơn.

Lợi ích khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Lợi ích khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Như đã chia sẻ ở phần đầu bài viết, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Cho nên, thay vì áp dụng từng phương pháp riêng lẻ, tại sao bố mẹ không thử cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống. Bằng cách này, bạn mẹ có thể tận dụng được cả ưu điểm của ăn dặm theo phương pháp Nhật và truyền thống. Đồng thời hạn chế được nhược điểm của từng phương pháp. Sau đây là một số ưu điểm khi áp dụng ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật bố mẹ có thể tham khảo:

  • Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống giúp bé vừa dễ hấp thụ thức ăn, phù hợp với hệ tiêu hóa con non nớt mà vẫn đảm bảo phát triển được kỹ năng nhai nuốt thức ăn thô.
  • Giúp bé tập trung hơn trong bữa ăn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Từ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng đúng theo bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0 - 12 tháng.
  • Giúp bé phát triển vị giác tốt hơn. Đồng thời biết được đâu mà món ăn ưa thích, đâu là những thực phẩm không phù hợp, có thể gây dị ứng cho con.
  • Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống sẽ đa dạng hơn, cung cấp nhiều nhóm dưỡng chất. Bé cũng không bị nhàm chán với những món ăn lặp đi lặp lại.

7 Nguyên tắc quan trọng khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cho bé

Nguyên tắc quan trọng khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cho bé

Nguyên tắc 1: Chỉ có trẻ ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng

Bố mẹ được mách rằng hãy cho con ăn dặm lúc 6 tháng tuổi để bé phát triển nhanh chóng. Vì thế, ngay khi bé vừa tròn 6 tháng, nhiều ông bố bà mẹ đã nấu rất nhiều món ăn dặm cho con. Tuy nhiên, đây không phải là một lời khuyên đúng đắn. Chỉ nên cho bé ăn khi bé đã sẵn sàng. 

6 tháng chỉ là con số tham khảo, tùy từng bé sẽ có mốc ăn dặm khác nhau. Vì vậy, nếu bố mẹ cho bé ăn mà bé chưa muốn thì nên lựa một thời điểm khác phù hợp hơn.

Nguyên tắc 2: Không ép bé ăn khi bé không thích

Tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, hiệu quả của bữa ăn cũng cao hơn. Vì vậy, đừng ép bé ăn nếu không thích vì ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con. Lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.

>> Xem thêm: Bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa: Nguyên nhân và cách xử lý!

Nguyên tắc 3: Chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi

Nguyên tắc quan trọng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống là phải xác định được thực phẩm phù hợp với độ tuổi. Ở giai đoạn tập ăn, không phải thực phẩm nào cũng thích hợp cho bé. Nếu không có thể gây ra một số vấn đề về hệ tiêu hóa ở trẻ. 

Nguyên tắc 4: Cho bé tập trung vào bữa ăn

Bố mẹ không nên để các yếu tố xung quanh làm ảnh hưởng đến bữa ăn của con. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống mà để một số yếu tố như tivi, điện thoại, tiếng ồn làm bé mất tập trung, chất lượng bữa ăn sẽ giảm đáng kể. Một bữa ăn chi nếu kéo dài tối đa 30 phút.

Nguyên tắc 5: Bảo đảm chất lượng của các món ăn

Dù ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống hay bất cứ phương pháp nào thì chất lượng đồ ăn cho con vẫn luôn nên đặt lên hàng đầu. Các nguyên liệu phải đảm bảo tươi xanh, không bị hư. Cháo ăn dặm cho bé thì không nên để quá nguội, nếu cần hãy hâm lại cho bé.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo lượng sữa đầy đủ cho con

Ở giai đoạn tập ăn dặm, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của con. Vì vậy, dù có cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống, hãy đảm bảo cho bé uống đủ sữa mỗi ngày.

Nguyên tắc 7: Không cho bé ăn dặm quá nhiều

Ở giai đoạn làm quen với thực đơn ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật, bé cần thời gian thích nghi với món ăn. Vì vậy, bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên tập cho con ăn 1 - 2 bữa/ngày. Sau đó tăng dần theo độ tuổi và mức độ rành ăn của con.

5 Món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống

Muốn xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống hiệu quả thì phải có đầy đủ các nhóm dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé. Các dưỡng chất không thể thiếu có thể kể đến như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm. Sau đây là 5 món không thể thiếu trong thực đơn khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống: 

Bánh sandwich sữa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 miếng bánh sandwich
  • 50 – 120ml sữa

Các bước làm bánh sandwich sữa cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Bánh sandwich xé nhỏ, bỏ vỏ bánh.
  • Bước 2: Ngâm bánh sandwich trong sữa khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Cho bánh và sữa lên bếp đun chớm sôi. Sau đó lọc qua rây cho mịn là hoàn thành.

Cháo tôm, trứng gà ta và đậu cô ve

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tôm
  • Trứng gà
  • Đậu cô ve

Cách nấu cháo tôm, trứng gà và đậu cô ve:

  • Bước 1: Tôm hấp chín, lột vỏ và bỏ đầu.
  • Bước 2: Đậu cô ve rửa sạch, luộc chín.
  • Bước 3: Trứng gà lấy ⅓ lòng đỏ rây mịn. Xay nhuyễn tôm, đậu cô ve với 1 ít nước.
  • Bước 4: Nấu cháo, cho hỗn hợp vào đun nhừ.

Ngũ cốc dinh dưỡng và sữa

Đây là một món ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống không thể bỏ qua. Cách làm đơn giản, tiện lợi mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. 

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Sữa mẹ, sữa công thức
  • Ngũ cốc ăn dặm

Cách làm ngũ cốc dinh dưỡng ăn dặm:

  • Bước 1: Hâm nóng sữa.
  • Bước 2: Cho ngũ cốc vào khuấy đều, có thể thêm hạt chia.

Khoai lang hấp bơ, sữa

Món này cung cấp nhiều năng lượng, đáp ứng nhu cầu vận động của bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 củ khoai lang
  • 100ml sữa
  • 1 thìa bơ

Cách chế biến khoai lang hấp bơ, sữa:

  • Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và hấp chín.
  • Bước 2: Nghiền nhuyễn khoai lang, thêm bở và sữa vào trộn đều.

Cháo khoai tây đậu hũ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • ¼ củ khoai tây Đà Lạt
  • 5g đậu hũ

Các bước nấu cháo khoai tây đậu hũ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống:

  • Bước 1: Khoai tây gọt vỏ, ngâm nước muối 15 phút, sau đó luộc chín.
  • Bước 2: Lấy nước luộc khoai tây nấu cháo.
  • Bước 3: Nấu nồi cháo nhừ. Đậu hũ và khoai tây ray mịn rồi cho vào nồi cháo.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống rất dễ áp dụng mà mang đến nhiều ưu điểm nếu bố mẹ biết tuân thủ đúng các nguyên tắc đề ra. Hy vọng sau những chia sẻ vừa rồi, bố mẹ biết cách kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống giúp bé yêu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, từ đó cao lớn và luôn khỏe mạnh. Nếu con bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Logo GenZ Làm Mẹ là trang web chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Mọi góp ý vui lòng liên hệ
+84908075455
info.genzlamme@gmail.com
Nhóm thông tin mạng xã hội
meta-business-partner
2022 tmtco. All rights reserved